Đặc điểm của quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội nước ta – Địa lý

1. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam

a. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp
– Đô thị đầu tiên của VN là thành Cổ Loa, sau này xuất hiện Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến. Những năm 30 của thế kỉ XX mới có Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…
– Sau CM T8 – 1954 đô thị phát triển chậm, ít thay đổi
– 1954 – 1975: đô thị hóa phát triển theo 2 xu hướng
+ Miền B: đô thị hóa gắn liền với CNH
+ Miền N: đô thị hóa chủ yếu phục vụ chiến tranh
– Từ 1975 – Nay: đô thị hóa chuyển biến tích cực, gắn với quá trình CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên mức độ còn thấp so với các nước trên thế giới
b. Tỉ lệ dân thành thị tăng
Tỉ lệ dân thành thị có tăng, nhưng chậm và còn thấp so với các nước trong khu vực: 1990: 12,9% đến 2005 được 26,9%
c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
– Số lượng đô thị lớn nhất là Trung du miền núi phía B, sau là ĐB sông Hồng, sông Cửu Long. Ít nhất là Tây Nguyên, ĐNB và BTB
– Số dân TT lớn nhất là ĐNB, sau là ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long

READ:  Những điểm mạnh và hạn chế của nguồn lao động của nước ta hiện nay

2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển KT – XH nước ta

– Mặt tích cực:
+ Đô thị hóa tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu KT
+ Các đô thị đóng góp lớn vào GDP nước ta, đặc biệt là CN và DV
+ Đô thị còn là thị trường tiêu thụ lớn, tập trung đông lực lượng lao động có trình độ, có sức hút đầu tư
+ Đô thị có khả năng tạo việc làm
– Mặt tiêu cực: ô nhiễm MT, an ninh trật tự xã hội phức tạp.