Hoàn cảnh lịch sử, thành quả và bài học kinh nghiệm của cao trào 1930 – 1931?

  1. Hoàn cảnh lịch sử của cao trào 1930 – 1931

Vào năm 1929 – 1933, thế giới tư bản chủ nghĩa bị khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Đế quốc Pháp trút tất cả gánh nặng cuộc khủng hoảng ở Pháp lên vai các thuộc địa. Đông Dương bị kéo vào cuộc khủng hoảng đó nên đã chịu những hậu quả thảm khốc:

nông dân bị phá sản, bị chết đói; công nhân ngày càng bị bóc lột nặng nề, thất nghiệp; giai cấp tư sản vừa ra đời đã bị tư sản Pháp bóp nghẹt.

Hành động đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp diễn ra khắp nơi gây không khí chính trị căng thẳng. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp ngày càng gay gắt đẩy nhân dân ta vùng lên đấu tranh mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn với kẻ thù để giành lấy cuộc sống.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Cơ sở đảng tuy chưa nhiều, song đã trở thành hạt nhân của phong trào cách mạng.

Những tổ chức quần chúng cách mạng được thành lập ở nhiều nơi.

Đường lối của Đảng đã phản ánh đúng nguyện vọng của quần chúng, được tuyên truyền rộng rãi, làm cho ý thức giác ngộ của quần chúng ngày một nâng cao.

READ:  Nhưng câu hỏi về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Phong trào đấu tranh của quần chúng đã bùng lên mạnh mẽ dẫn đến Cao trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ tĩnh.

  1. Thành quả và bài học kinh nghiệm của cao trào 1930 – 1931

Cao trào 1930 -1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh phản ánh đường lối chống đế quốc và phong kiến trong Cương lĩnh của Đảng là đúng đắn. Khối liên minh giữa hai giai cấp công nhân và nông dân đã được thiết lập trong thực tế đấu tranh.

Đảng đã xác lập được quyền lãnh đạo, kiểm nghiệm được đường lối, rèn luyện được đội ngũ cán bộ, đảng viên của mình. Bản thân quần chúng qua cao trào đã tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng – lực lượng duy nhất có thể đưa cách mạng Việt Nam đến

thắng lợi, đồng thời cũng tin tưởng vào khả năng cách mạng của bản thân mình. Cao trào cách mạng 1930 -1931 là một cuộc tổng diễn tập giành chính quyền của nhân dân ta và Đảng ta.

– Cao trào 1930 – 1931 đã để lại cho Đảng ta những kinh nghiệm bước đầu về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược: chống đế quốc và chống phong kiến, kết hợp phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân, thực hiện liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân; kết hợp phong trào cách mạng ở đô thị; kết hợp các hình thức tổ chức và đấu tranh cách mạng của quần chúng.

READ:  Ai là người đầu tiên cắm cờ chiến thắng trên dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975?

– Tuy nhiên do nhấn mạnh một chiều đến vấn đề giai cấp mà chưa quan tâm thích đáng đến vấn đề dân tộc nên trong cao trào 1930 – 1931, vấn đề sách lược và phương pháp cách mạng chừng nào đó còn thiếu linh hoạt, mềm dẻo do đó mặt trận phản đế chưa được phát triển rộng rãi.