Vi phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật

* Vi phạm pháp luật:

– Là hình vi trái pháp luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ dó các chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây hậu quả thiệt hại cho xã hội.

VD : Một em bé 6 tuổi hoặc một người điên đốt cháy nhà người khác thì đó là hành vi trái pháp luật, nhưng không phải là vi phạm pháp luật vì thiếu yếu tố năng lực trách nhiệm pháp lý.

* Cấu thành của vi phạm pháp luật:

– Yếu tố thứ nhất: là mặt khách quan của vi phạm pháp luật. Yếu tố này bao gồm các dấu hiệu : hành vi trái pháp luật hậu quả, quan hệ nhân quả, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.

– Yếu tố thứ 2 : là khách thể của vi phạm pháp luật. Khách thể của vi phạm là quan hệ xã hội bị xâm hại, tính chất của khách thể là một tiêu chí quan trọng đẻ xác định mức độ nguy hiểm của hành vi. VD hành vi xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tính mạng con người nguy hiểm nhiều hơn hành vi gây rối trật tự công cộng.

READ:  Trách nhiệm dân sự - Pháp luật đại cương

– Yếu tố thứ 3 là mặt chủ quan của vi phạm pháp luật. Mặt chủ quan gồm các dấu hiệu thể hiện trạng thái tâm lý của chủ thể, khía cạnh bên trong của vi phạm đó là các dấu hiệu lỗi của vi phạm thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý, động cơ, mục đích vi phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng để định tội danh trong luật hình sự nhưng đối với nhiều loại hành vi hành chính thì nó không quan trọng lắm.

– Yếu tố thứ 4 là chủ thể của vi phạm pháp luật. Chủ thể của vi phạm pháp luật phải có năng lực hành vi. Đó có thể là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Đã là cơ quan tổ chức thì luôn có năng lực hành vi nhưng chủ thể cá nhân thì điều quan trọng là phải xác định họ có năng lực hành vi hay không. Nếu là trẻ em dưới 14 tuổi thì không được coi là chủ thể vi phạm hành chính và tội phạm. Dưới 16 tuổi nói chúng không được coi là chủ thể vi phạm kỷ luật lao động bởi vì họ được pháp luật coi là chưa có năng lực hành vi trong lĩnh vực pháp luật tương ứng… người điên , tâm thần,… Cũng được coi là không có năng lực hành vi.