Nhận định của Đảng Cộng sản Việt Nam về bối cảnh quốc tế đối với phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong thời đại ngày nay? Bối cảnh đó đã đặt ra những vấn đề gì cho sự quản lý nền kinh tế quốc dân nước ta ở tầm chiến lược?
1- NHẬN ĐỊNH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ BỐI CẢNH QUỐC TẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NƯỚC TA TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY.
1.1.Những nhân tố lịch sử quốc tế có ảnh hưởng đến hiện tại:
1- Sự phát triển như vũ bảo của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và ảnh hưởng to lớn của nó trên các mặt:
– Tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh của kinh tế toàn cầu;
– Tạo ra sự phân hoá giàu nghèo giữa các quốc gia với khoảng cách ngày một to lớn;
– Chủ nghĩa tư bản vẫn không tách khỏi các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn.
2-Nguy cơ chiến tranh vẫn tiềm ẩn và bộc lộ một cách phức tạp
3- Tuỳ cao trào cách mạng của nhân dân tiến bộ trên thế giới đang lâm vào thoái trào, song đã để lại những dấu ấn tốt đẹp, tạo niềm tin bất diệt vào tương lai của chủ nghĩa cộng sản.
1.2. Những nhân tố tương lai của quốc tế và tác động của nó
1- Khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ;
2- Nền kinh tế tri thức ngày càng có vị trí chủ yếu;
3- Xu hướng toàn cầu hoá với sự chi phối của các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia. Tính hai mặt của toàn cầu hoá:
+ Tích cực: Tạo ra hàng hoá, dịch vụ rẻ, chất lượng cao, giá cả thấp; mở rộng các loại thị trường; thu hút được các nguồn lực bên ngoài cho phát triển; kích thích tăng trưởng kinh tế.
+ Tiêu cực: Tạo ra cạnh tranh khốc liệt; thất nghiệp, ở cả nước phát triển và đang phát triển; tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo; tác động xấu đến vấn đề độc lập, tự chủ, giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc
4- Đấu tranh giai cấp và dân tộc tiếp tục gay gắt.
5- tiềm ẩn các bất ổn trên thế giới: chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo…..
1.3. Nhận định chung:
1- Trong vài thập kỷ tới ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới, nhưng khó tránh khỏi các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang về sắc tộc, tôn giáo vàcác âm mưu đen tối khác.
2- Hòa bình hợp tác là thế lớn, từ đó sẽ tạo bước phát triển mới của nhân loại.
3- Khu vực chấu Á – Thái Bình Dương có khả năng phát triển mạnh, nhưng đồng thời cũng là nơi tiềm ẩn các nhân tố bất ổn chung.
2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO SỰ QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN NƯỚC TA Ở TẦM CHIẾN LƯỢC
1- Phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
2 – Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ sớm đưa nước ta:
+ Ra khỏi tình trạng kém phát triển
+ Trở thành một nước công nghiệp.
3 – Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại tự chủ, rộng mở, đa pbương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế.
4 – Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
5- Xây dựng nền kinh tế mở trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa và lợi ích của dân tộc.