Những thành công và hạn chế của VN khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ và giải pháp khắc phục

1. Thành công

Một là, kể từ khi kí hiệp định TM song phương giữa vn-hoa ký,xk của vn vaò thị trường nàyđều tăng trưởng trên 20%/năm,năm 2008 đạt 12,5 tỷ USD, 2009 đạt 11,4tỷ USD, năm 2010 kim ngach xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 20% so với năm 2009, đạt trên 4 tỉ USD. Hiện nay chiếm khoảng 20% tổng kim ngach xk. Những năm gần đây xuất siêu của Việt Nam vào Hoa Kỳ luôn ở mức trên dưới 10 tỷ USD, góp phần bù đắp sự thiếu hụt trong cán cân thương mại luôn nhập siêu lớn từ các nước châu Á láng giềng. Năm 2010, Việt Nam đã vượt lên xếp thứ 27 trong số 30 quốc gia xuất khẩu hàng tiêu dùng lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ.

Hai là, cơ cấu hàng xuất khẩu có sự thay đổi so với trước: các mặt hàng chế biến có kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng đặc biệt với mặt hàng thủy sản.

Ba là, các hàng xuất khẩu của Việt Nam sang hoa Kỳ ngày càng nhiều chủng loại, số lượng ngày càng gia tăng. Trước đây Việt Nam chỉ xk các mặt hàng như than đá, dầu thô, gạo, thủy hải sản, hàng dệt may… thì những năm gần đây đã có nhiều hàng hóa tham gia xuất khẩu như: đồ gỗ, cơ khí chế tạo, cấc loại thực phẩm chế biến, phần mềm máy tính.

Bốn là, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xk, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ xk cao nhất.

– Sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam gia tăng, nhiều sản phẩm ‘ made in Việt Nam’ đã có tiếng nói nhất định trên thị trường Hoa Kỳ.

2. Hạn chế

Một là, Xk của vn sang HK vẫn phải đối phó với nhiều rào cản bảo hộ như chống bán phá giá,quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật,nguồn gốc xuât xứ, hạn ngạch …

Hai là, quy mô xuất khẩu còn nhỏ bé, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhập khẩu.

Khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam còn rất yếu.

Nhìn chung hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn manh mún, vụn vặt, nhiều sp chế biến còn mang tính gia công ( mây tre đan, đồ gỗ), đa phần xk sản phẩm sơ chế ( gạo, chè, cà phê),các hàng hóa xuất khẩu chủ lực còn quá ít, chủ yếu xk hàng thô dẫn đên tăng trưởng xk không bền vững.

Ba là, trong khi kim ngạch xk còn nhỏ bé lại có quá nhiều doanh nghiệp xk dẫn đến cạnh tranh không lành mạnhgiữa các doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước.

Bốn là, nhiều mặt hàng phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nk từ nước ngoài ( phân bón, gỗ, nguyên liệu, nhựa…) nên không thể chủ động trong sản xuất và xk.

– Quy mô và tỷ trọng hàng hóa của Việt Nam trong tỷ trọng nhập khẩu của Hoa kỳ rất thấp, Trong những năm gần đây, Hoa kỳ là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa kỳ tăng mạnh và đứng đầu trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam của Hoa Kỳ lại rất thấp. Không những vậy, chủng loại hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa kỳ còn hạn chế, chủ yếu là các mặt hàng: Cà phê, cao su, hạt điều, đồ gỗ gia dụng, hải sản, giày da và hàng dệt may..

READ:  Các phương pháp dự báo phát triển kinh tế - xã hội?

– Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật do phía Hoa Kỳ đặt ra còn yếu

– Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn chưa coi trọng việc tiếp thị mặt hàng xuất khẩu.

Thông thường, các công ty thụ động chờ các nhà nhập khẩu nước ngoài tự tìm đến để giao dịch mua bán hoặc tổ chức những cuộc triển lãm địa phương để chào đón bạn hàng từ nước ngoài. Khi có khách hàng liên hệ tìm hiểu để đặt hàng, các doanh nghiệp thường chú trọng gia tăng số lượng đơn đặt hàng hơn là vấn đề hợp đồng thanh toán hóa đơn. Chính điểm này đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho các thủ đoạn lừa gạt tinh vi của các tư nhân hoặc công ty nước ngoài.

– Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa kỳ đa phần là qua trung gian hay gia công thuê, để kiếm đơn đặt hàng các nhà xuất khẩu trong của Việt Nam thường giao dịch với các doanh nghiệp,môi giới trung gian ngoài nước, hay là chấp nhận gia công thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài, điều này làm giảm lợi nhuận mà các doanh nghiệp nhận được, cái phần lợi nhuận mà các doanh nghiệp của Viêt Nam thu được khi này chỉ là một phần rất nhỏ trong phần lợi nhuận mà hàng hóa của họ sản xuất ra được.

– Nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thi trương Hoa Kỳ có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, Mặt khác bị kiện chống bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ thì các doanh nghiệp còn chưa liên kết với nhau để kháng lại vụ kiện mà vẫn cư sử theo kiểu mệnh ai người đó lo, điều này là nguyên nhân chính dẫn tới việc các doanh nghiệp của việt nam bị sử thua trong các vụ kiện chống bán phá giá.

3. Giải pháp

Vi mô:

Một là, các dn vn khi xk H sang HK cần chú ý ghi tên hàng hóa và nước xuất xứ theo đúng quy định, cần chú ý xk theo đúng số lượng theo hạn ngạch để tránh bị dánh thuế cao hơn, chờ hạn ngạch năm sau hoặc phải tái xuất.

Hai là, các doanh nghiệp cần chú ý các quy định kỹ thuật bắt buộc đối với H nk vào HK như HACCP, SA8000, ISO 9000…

Ba là,các doanh nghiệp cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cao, tăng cường công tác thông tin.

Bốn là, dn cần tận dụng cơ hội từ việc kí kết hiệp định VN – HK cũng như việc VN gia nhập WTO để điều chỉnh sản xuất theo hướng xk và cạnh tranh trên trường quốc tếđồng thời cần có chiến lược về sản phẩm,

khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của quốc gia.

Vĩ mô:

READ:  Trình bày nguyên tắc định phí Bảo hiểm xã hội

Một là,xây dựng chiến lược xk sang HK hướng vào những ngành công nghệ cao.

Hai là,đẩy mạnh xúc tiến TM ở tầm chính phủ, nâng cao hiệu quả hđ của tổ chức xúc tiến ở HK để định hướng chiến lược lâu dài cho cá doanh nghiệp.

Ba là, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu về vốn, đào tạo nguồn nhân lực và thường xuyên cung cấp thông tin về mọi diến biến của thị trường HK giúp các doanh nghiệp đễ dàng ứng phó.

Bốn là, chính phủ VN tăng cường công tác ngoại giao,kí kết các hiệp định song phương đa phương, các hiệp định TM với Hoa kỳ nhằm tận dụng cơ hội ưu đãi từ thị trường NK tiềm năng này.

– Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm tại thị trường Hoa kỳ qua đó tìm kiếm các đơn đặt hàng từ các đối tác Hoa Kỳ. Tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác qua đó gia tăng tỷ trọng hàng hóa của Việt Nam.

– Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ cần nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về tiêu chuẩn bị thuật do phía Hoa Kỳ đặt ra, Mặt khác do những tiêu chuẩn này Việt Nam cũng đã có nhưng chưa được áp dụng, vì vậy trong khâu quản lý Việt Nam cần phải áp dụng những tiêu chuẩn này, qua đó tạo thói quen cho các doanh nhiệp để dễ dàng áp dụng khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ

– Cần mở rộng mạng lưới tiếp thị trực tiếp vào thị trường Mỹ, kết hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa để thành lập các tập đoàn kinh tế nhập khẩu trực tiếp hàng hóa vào Mỹ, mở rộng mạng lưới kinh doanh nhắm trực tiếp vào giới tiêu thụ Mỹ. Đây là điều chúng ta còn thiếu và cần điều chỉnh để phát triển kinh doanh trong những thời kỳ kinh tế khủng hoảng hiện nay.

– Đối phó với kiện chống phá giá, doanh nghiệp phải nỗ lực giải quyết, không thể trông chờ vào tác động thông qua con đường chính trị. Các doanh nghiệp khi bị khởi kiện chống bán phá giá phải liên kết lại với nhau từ đó xác định xem doanh nghiệp nào sẽ bị chọn là bị đơn bắt buộc, họ có tham gia vào vụ kiện một cách nghiêm túc để có thể có kết quả tốt có lợi cho họ và cho toàn cục hay không…, trên cơ sở đó đưa ra những bước đi thích hợp. Khi bị kiện, doanh nghiệp không nên hoảng, hãy kiên nhẫn tham khảo ý kiến luật sư, các chuyên gia của Hội đồng Tư vấn về phòng vệ thương mại của VCCI