Khái niệm và tính chất của các tổ chức quốc tế

Khái niệm

Tổ chức quốc tế là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập, có chủ quyền, được thành lập và hoạt động dựa trên cơ sở điều ước quốc tế, có hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó và có quyền năng chủ thể luật quốc tế riêng biệt với các thành viên và các chủ thể khác.

Tính chất.

Là liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập, có chủ quyền.

Thành viên của các tổ chức quốc tế là những quốc gia độc lập, có chủ quyền => cho phép phân biệt tổ chức quốc tế với các tổ chức phi chính phủ và các nhà nước liên bang.

Tuy nhiên, một số tổ chức quốc tế hoạt động như WTO chấp nhận một số vùng lãnh thổ như Hồng Kong, Ma Cao…hoặc tổ chức quốc tế khác tham gia tổ chức quốc tế đó, ví dụ EU là thành viên của WTO.

Hình thành trên cơ sở một điều ước quốc tế kí kết giữa các thành viên.

Các điều ước quốc tế này có thể có nhiều tên gọi khác nhau, như hiến chương, quy chế, hiệp ước nhưng về bản chất chúng có ý nghĩa là điều lệ của một tổ chức quốc tế.

READ:  Các phương pháp hoạch định biên giới quốc gia

Điều ước quốc tế này quy định mục đích, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức quốc tế, các quyền và nghĩa vụ pháp lí quốc tế của các quốc gia thành viên cũng như của tổ chức quốc tế này trong quan hệ đối nội và đối ngoại của tổ chức quốc tế đó.

Có cơ cấu thường trực để duy trì hoạt động chức năng.

Để duy trì hoạt động, đồng thời thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, các tổ chức quốc tế liên chính phủ thường được xây dựng với cơ cấu tổ chức chặt chẽ bao gồm các cơ quan chính và các cơ quan hỗ trợ. Bên cạnh đó, tổ chức quốc tế liên chính phủ thường ký điều ước quốc tế để thuê trụ sở với một hoặc một số quốc gia thành viên

Đây là điểm khác biệt giữa tổ chức quốc tế liên chính phủ với các mô hình hợp tác khác của chủ thể Luật quốc tế như diễn đàn quốc tế, hội nghị quốc tế.

READ:  Câu 32. Hiệu lực của điều ước quốc tế đối với nước thứ 3

Có quyền năng chủ thể luật quốc tế riêng biệt.

Thứ nhất, quyền năng của tố chức quốc tế độc lậ với quyền năng của các quốc gia thành viên.

Thứ hai, xét về nguồn gốc phát sinh quyền năng chủ thể, quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế là quyền năng chủ thể phái sinh do được các quốc gia thành viên thoả thuận tự nguyện trao cho tổ chức quốc tế.

Thứ ba, tổ chức quốc tế có quyền năng hạn chế (hạn chế trong phạm vi điều lệ của tổ chức quốc tế).

Thứ tư, quyền năng chủ thể luật quốc tế của các tổ chức quốc tế khác nhau sẽ không giống nhau.