4 xu thế
- Một là, xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ Quốc tế.
- Hai là, thế giới đang tiến tới xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
- Ba là, các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Bốn là, nhiều khu vực xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến.
Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc” vì:
- Từ sau “chiến tranh lạnh”, trong bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
- Đây cũng là thách thức vì phần lớn các các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới; việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài; việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại… Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế xã hội của đất nước phát triển, nếu không nắm bắt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối phù hợp, nhờ đó đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.