Tìm hiểu Phong tục lễ tết Việt Nam – CSVHVN

Nói đến phong tục là nói đến cả một hệ thống các tập tục sinh hoạt cộng đòng của mỗi dân tộc. Phong tục là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo(phong: gió, tục: thói quen lan rộng).

Phong tục chi phối sâu sắc đời sống tinh thần của cộng đồng, sức mạnh của nó nhiều khi còn hơn cả luật pháp, nhất là ở những xã hội trình độ văn minh còn thấp. Có những loại phong tục chủ yếu như: Phong tục cưới gả, phong tục sinh đẻ, phong tục làm nhà, phong tục tang ma, phong tục lễ tết lễ hội,… Trong phần này chúng tôi đề căp đến phong tục lễ tết và lễ hội – nơi thể hiện khá đậm đặc điểm cũng như bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

Lễ tết có hai phần: Phần lễ và phần tết. Tết là do đọc chệch từ chữ tiết mà thành. Theo lịch truyền thống, một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 2 tiết khí hậu, tổng cộng 24 tiết trong năm, gọi là nhị thập tứ tiết khí. Trong số đó có những tiết quan trọng, đặc biệt là tiết Nguyên đán. Nguyên đán (buổi sáng đầu tiên) – tiết khí hậu chứng kiến sự chuyển giao giữa năm cú và năm mới đánh dấu bằng buổi sáng khởi đầu của một năm, dân gian gọi là tết Cả, Tết Nguyên đán.

READ:  Cho biết về sự khoanh vùng địa lý của văn hóa gốc du mục và văn hóa gốc nông nghiệp

Phần lễ nghiêng về thờ cúng tổ tiên, thổ công, cầu nguyện mọi sự tốt lanh may mắn trong năm mới. Phần Tết nghiêng về chyện ăn uống, bồi dưỡng sức khỏe, mời mọc khách khứa, người thân.

Mỗi dân tộc có những ngày tết khác nhau. Tuy nhiên cũng có sự tiếp nhận từ phong tục của nước khác. Nhìn vào một số ngày tết Việt Nam, có thể bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa. Nhưng phải khẳng định rằng chúng đã được Việt hóa về cơ bản, thậm chí “thay máu” hoàn toàn, phù hợp với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Ngày mùng 3 tháng ba, ùng 5 tháng năm (âm lịch) đúng là như vậy. Mỗi một ngày tết ẩn chứa trong nó rất nhiều những tập tục và những lớp nghĩa văn hóa riêng.

Tết Việt Nam gắn bó mật thiết với không gian gia đình, với tâm linh hướng vọng tổ tiên. Cho nên tết bao giờ cũng trở thành kỷ niệm thân thương và bền bỉ của mỗi đời người.

READ:  Cách phân biệt các khái niệm văn hóa, văn hiến, văn minh, văn vật

Vào dịp tết, những người phụ nữ Việt Nam trong mỗi gia đình lại được dịp trổ tài nấu nướng các món ăn, bánh trái. Có thể nói rằng về cơ bản nền ẩm thực Việt Nam được thể hiện tập trung nhất trong dịp tết và được hình thành từ những ngày tết. Công lao này trước hết thuộc về những người vợ, người mẹ, người em. Miếng ăn vừa là tài khéo, vừa là tấm lòng thảo thơm tình nghĩa.

Tết là một mỹ tục của văn hóa, chứa đựng rất nhiều những nét riêng đặc sắc của dân tộc Việt Nam, rất cần được kế thừa và phát huy theo hướng vừa lành mạnh, tiết kiệm, vừa thiêng liêng trang trọng, đậm đà bản sắc dân tộc và chất nhân văn cao quý.