Lịch sử 7 – Bài 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ – VĂN HÓA

Dưói thời Lý nước ta dần bước vào thời kì ổn định lâu dài, các mặt kinh tế, đời sồng văn hóa dần dần phát triển một cách vững chắc, tạo điều kiện để giữ vững và phát triển nền tự chủ và độc lập dân tộc. Bài học hôm nay đề cập đến những việc làm của nhà Lý nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.đó là nội dung chính cần chú ý.

[toc]

I. Đời sống kinh tế:

1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp.

Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất nông nghiệp( lễ cày tịch điền, khuyến khích khai hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt, cấm giết hại trâu bò…), nhiều năm mùa màng bội thu.

2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

a. Thủ công nghiệp.

– Nghề dệt làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc;làm giấy, đúc đồng, rèn sắt…đều được mở rộng.

– Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng do thợ thủ công dựng nên như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên( HN), vạc Phổ Minh(Nam Định).

b. Thương nghiệp:

Việc mua bán trong nước và với nước ngoài được mở mang hơn trước. Vân Đồn là nơi buôn bán rất sầm uất.

Mối quan hệ giữa NN.TCN,TN:

– Đầu tiên phải phát triển nông nghiệp,đảm bảo và nâng cao đời sống.

READ:  Em biết gì về các lãnh địa của các lãnh chúa phong kiến? - Lịch sử 7

– khi đời sống nâng cao thì sẽ nảy sinh nhu cầu sinh hoạt,tiện nghi đời sống,do vậy thủ công nghiệp mới được phát triển.

– TCN phát triển sẽ kích thích trao đổi buôn bán trong nước và ngoài nước.Ngược lại,buôn bán phát triển sẽ kích thích trở lại làm cho NN,TCN phát triển cao hơn.

II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA

1. Những thay đổi về mặt xã hội.

– Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị, một số quan lại, một số ít dân thường có nhiều ruộng cũng trở thành địa chủ.

– Thành phần chủ yếu trong XH là nông dân gắn bó với làng , xã; họ phải làm các nghĩa vụ cho nhà nước và nộp tô cho địa chủ; một số đi khai hoang lập nghiệp ở nơi khác. Những ngưới làm nghề thủ công sống rải rác ở các làng xã phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua.

– Nô tì phục vụ trong cung điện , các nhà quan.

Sơ đồ các giai cấp trong xã hội

2. Giáo dục và văn hóa:

a. Giáo dục:

– 1070 nhà Lý xây dựng văn miếu.

– 1075 khoa thi đầu tiên được mở.

– 1076 quốc tử giám được thành lập.

– Văn học chữ hán bước đầu phát triển.

b. Văn hóa:

-Đạo phật rất phát triển, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông…

READ:  Lịch sử 7 - Bài 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN

-Hoạt động văn hoá dân gian:Ca hát nhảy múa, đá cầu, đua thuyền phát triển.

-Các ngành nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc rất phát triển ,nhiều công trình có quy mô lớn và mang tính dân tộc độc đáo:Tháp Chương Sơn(Nam Định), chuông chùa Trùng Quang(Bắc Ninh), hình Rồng, chùa Một Cột, tượng phật Adiđa…

Kiến thức cần nhớ trong bài Đời sống kinh tế, văn hoá

Kiến thức:

  • Dưới thời Lý đất nước ổn định lâu dài, nông nghiệp, TCN đã có chuyển biến và đạt một số thành tựu nhất định.
  • Việc buộc bán với nước ngoài được phát triển.

Kỹ năng: Quan sát và phân tích các nét độc đáo của một  số công trình nghệ thuật.

Tư tưởng:

  • Khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập của dân tộc ta thời Lý.
  • Giáo dục lòng tự hào truyền thống văn hiến của dân tộc ,ý thức xây dựng nền văn hóa dân tộc.