Việc làm bài tập lịch sử lớp 7 ở học kỳ 1 giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử thời Ngô – Đinh –Tiền Lê-Lý – Trần – Hồ; Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của Đại Việt thời Ngô – Đinh –Tiền Lê-Lý- Trần- Hồ.
Thông qua việc làm bài tập này các em: Vận dụng những kiến thức đã học trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của thầy, cô; Củng cố, nâng cao cho học sinh lòng yêu nước đất nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn tổ tiên để noi gương học tập.
[toc]Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ:
Câu 1. Lịch sử là gì?
– Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ
– Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
Câu 2. Học lịch sử để làm gì?
– Hiểu được cội nguồn dân tộc.
– Quý trọng những gì mình đang có.
– Biết ơn những người làm ra nó và trách nhiệm của mình đối với đất nước.
Câu 3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
– Tư liệu truyền miệng
– Tư liệu hiện vật (di tích và di vật)
– Tư liệu chữ viết.
Bài 2. CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
Câu 1. Tại sao phải xác định thời gian?
Việc xác định thời gian dựa vào hoạt động của Mặt Trời và Mặt trăng.
Câu 2. Người xưa dựa vào đâu để làm lịch?
Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng
Câu 3. Cách làm lịch Dương: theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Câu 4. Cách làm lịch Âm: theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh
Trái Đất.
Câu 5. Thế giới đang sử dụng loại lịch chung đó là lịch nào? Lịch Dương
Câu 6. Cách tính thời gian theo Công lịch:
+ 1 năm có 12 tháng hay 365 ngày(năm nhuận có thêm 1 ngày)
+ 10 năm: 1 thập kỷ
+ 100 năm: 1 thế kỷ.
+ 1000 năm: 1 thiên niên kỷ.
Bài 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Câu 1. Con người đã xuất hiện như thế nào?
– Người tối cổ xuất hiện khoảng 3-4 triệu năm trước.
– Sống theo bầy gồm vài chục người.
– Hái lượm và săn bắt.
– Sống trong hang động, mái lều.
– Biết ghè đẽo đá, làm công cụ.
– Tìm ra lửa và biết sử dụng lửa.
Câu 2. Người tinh khôn sống như thế nào?
– Cách đây khoảng 4 triệu năm
– Sống thành bầy theo thị tộc (cùng huyết thống).
– Biết trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, đồ trang sức.
Câu 3. Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
– Công cụ kim loại ra đời
– Sản xuất phát triển
– XH phân hóa thành kẻ giàu người nghèo
Bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG:
Câu 1.Các quốc gia cỗ đại phương Đông được hình thành ơ đâu và từ bao giờ?
– Hình thành vào cuối thiên niên kỷ IV – đầu thiên niên kỷ III TCN.
– Địa điểm:Ở Ai Cập, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Trung Quốc ngày nay trên lưu vực các con sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ-rát ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở TQ.
Câu 2.Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
Có 3 tầng lớp cơ bản:
– Nông dân công xã: chiếm số đông, giữ vai tr chủ yếu trong sản xuất.
– Quý tộc: có nhiều của cải và quyền thế, bao gồm vua, quan lại và tăng lữ.
– Nô lệ: là những người hầu hạ, phục dòch cho quý tộc.Thn phận không khác gì con vật.
=> nô lệ, dân nghèo nhiều lần nổi dậy (Lưỡng Hà 2300 Tr.CN, Ai Cập 1750 Tr.CN)
Câu 3. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông
– Tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứng đầu:
– Vua có quyền đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử những ngươì có tội, được coi là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian.
– Giúp việc cho vua là tầng lớp quý tộc: lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội.
=> Bộ máy hành chính còn đơn giản và do quý tộc nắm giữ.
Bài 5: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
Câu 1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây
– Hình thnh: vào đầu thiên niên kỷ I TCN
– Địa điểm: Ở bán đảo Ban căng và Italia
Câu 2. Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rôma gồm những giai cấp nào?
– Chủ nô:
– Nô lệ:
Câu 3. Thế nào gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ lệ?
Xã hội có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, trong đó giai cấp chủ nô thống trị và bóc lột giai cấp nô lệ.
Bài 9: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
Câu 1. Con người dùng cái gì để làm công cụ?
Biết ghè đẻo đá làm công cụ
Câu 2. Thế nào là thị tộc ?
Tôn vinh người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ – đó là thời kì thị tộc mẫu hệ.
Bài 10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ
Câu 1. Kim loại được dùng đầu tiên là gì ?
Kim loại được dùng đầu tiên là đồng
Câu 2. Việc phát minh thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào?
– Thuật luyện kim ra đời đánh dấu bước tiến trong chế tác công cụ sản xuất, làm cho sản xuất phát triển.
– Là một phát minh to lớn không chỉ đối với người thời đó mả cả đối với thời đại sau
Câu 3. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào ?
– Di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ, tìm thấy gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn…
– Nghề nông ra đời ở các đồng bằng, ven sông, ven biển.
– Chăn nuôi, đánh cá phát triển.
Nghề nông trồng lúa nước có ý nghĩa và tầm quan trọng đặt bàiệt trong quá trình tiến hóa của con người.
Bài 11: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
Câu 1. Đứng đầu làng bản là ai?
Già làng
Câu 2. Làng bản còn được gọi là gì?
Chiềng, chạ
Câu 3: Các Chiềng, chạ có quan hệ chặt chẽ với nhau gọi là bộ lạc
Câu 4: Vị trí người đàn ông được tôn lên làm chủ gia đình gọi là chế độ gì? Chế độ phụ hệ
Bài 12: NƯỚC VĂN LANG
Câu 1. Vẽ sơ đồ bộ máy Nhà nước Văn Lang?
Câu 2. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào ?
– Chia nước ra 15 bộ.
– Đứng đầu nhà nước là Vua, dưới là Lạc Hầu, Lạc Tướng.
– Đứng đầu bộ là Lạc Tướng.
– Đứng đầu chiềng, chạ là Bồ Chính.
=> Chưa có luật pháp và quân đội. Nhà nước đơn giản.