Lịch sử 7 – Bài 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN

Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát. Số lượng Quan lại tăng quá mức, việc mua quan bán tước phổ biến. Từ giữa thế kỷ XVIII, Mùa xuân 1771, ba anh em Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai) lập căn cứ dựng cờ khởi nghĩa lấy của nhà giàu, chia cho người nghèo.

[toc]

I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN

1/. Xã hội Đàng trong nửa sau thế kỷ XVIII.

a.Tình hình xã hội Đàng Trong:

– Từ giữa tk XVIII, Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát, tham nhũng.

– Ở địa phương quan lại cường hào kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.

– Nông dân mất ruộng đất, nộp nhiều thứ thuế, nộp lâm thổ sản quý, đời sống cực khổ.

– Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao, Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

b. Khởi nghĩa của Chàng Lía

– Căn cứ: Truông Mây (Bình Định)

– Chủ trương: Lấy của nhà giàu, chia cho người nghèo.

2/. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.

+ Mùa xuân 1771, ba anh em Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai) lập căn cứ dựng cờ khởi nghĩa.

+ Nghĩa quân được các tầng lớp nhân dân, đặt biệt là đồng bào thiểu số ủng hộ, lực lượng ngày càng mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo(Bình Định) rồi mở rộng xuống đồng bằng .

+ Đi đến đâu nghĩa quân củng lấy của người giàu chia cho người nghèo.

+ Các tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng đông.

II.TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỘ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM

1/. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn

– Tháng 9/1773, nghĩa quân Tây Sơn chiếm được phủ Quy Nhơn, địa bàn hoạt động của nghĩa quân mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

– Quân Trịnh đánh vào Phú Xuân, Chúa Nguyễn phải vượt biển chạy vào Gia Định.

– Tây Sơn ở thế bất lợi: mạn Bắc có quân Trịnh, mạn Nam có quân Nguyễn.Trước tình hình đó Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh Nguyễn.

– Năm 1777 Tây Sơn bắt và giết được Chúa Nguyễn chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thóat. Chính quyền họ Nguyễn đến đây bị lật đổ.

2/. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785)

a. Nguyên nhân:

– Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm.

b. Diễn biến:

– Giữa năm 1784, hơn 5 vạn quân Xiêm tiến vào miền Tây Gia Định và gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta.

– 1/1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền (từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa).

– 19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục.Quân ta đồng loạt xông thẳng vào đội hình của địch. Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

c. Ý nghĩa :

– Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

READ:  Lịch sử 7 - Bài 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG XÂM LƯỢC (1075 - 1077)

– Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Xiêm, đưa pt Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đây pt Tây Sơn trở thành pt quật khởi của cả nước.

III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH

1/. Hạ thành Phú Xuân, tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh.

– 6/ 1786 được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng hạ thành Phú Xuân rồi tiến ra nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

– Với khẩu hiệu phù Lê diệt Trịnh, Tây Sơn tiến quân ra Bắc. Giữa 1786 Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long chúa Trịnh bị bắt nộp cho Tây Sơn. Chính quyền họ Trịnh bị sụp đổ. Nguyễn Huệ giao chính quyền cho vua Lê, rồi trở vào nam.

2/. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản- Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.

– Sau khi quân Tây Sơn rút vaò Nam, tình hình Bắc Hà rối loạn, Lê Chiêu Thống không dẹp được nổi nên mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp và đánh tan tàn dư họ Trịnh. Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền ra mặt chống Tây Sơn.

– Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh.Vũ Văn Nhậm lại kiêu căng, có mưu đồ riêng.

– Giữa năm 1788 Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long diệt Nhậm, và xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.

IV. TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH

1/. Quân Thanh xâm lược nước ta.

a. Hoàn cảnh:

– Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh.Vua Càng Long nhà Thanh nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam.

– 1788 Tôn Sĩ Nghị, đem 29 vạn quân chia thành 4 đạo tiến vào nước ta.

b. Chuẩn bị của nghĩa quân.

– Trước thế mạnh lúc đầu của giặc Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm một mặt cho quân rút khỏi Thăng Long về xây dựng phòng tuyến ở Tam Điệp – Biệt Sơn, một mặt cho quân về Phú Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ.

– Tại Thăng Long, quân Thanh ra sức cướp bóc, đốt nhà giết người rất tàn bạo. Lê Chiêu Thống tìm cách trả thù, bóa oán rất tàn ngược…khiến cho lòng căm thù của nhân dân ta đối với quân cướp nước và bè lũ bán nước đã lên cao độ.

2/. Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)

– Trước tình thế đó tháng 1/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc. Trên đường đi, đến nghệ An và Thanh Hóa, Quang Trung đều tuyển thêm quân.

– Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo.

  • Đạo chủ lực do QT chỉ huy tiến thẳng TL.
  • Đạo thứ 2 và 3 đánh vào Tây nam TL.
  • Đạo thứ 4 tiến ra phía Hải Dương.
  • Đạo thứ 5 tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc.

– Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt quân đich ở đồn tiền tiêu.

– Sáng mùng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn. Trong thời gian đó, đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa, tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị cùng một số võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.

READ:  Nêu và nhận xét về những điểm mới và khác trong việc xây dựng bộ máy chính quyền, quản lí, điều hành đất nước thời Trần so với thời Lý?

– Trưa mùng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vàoThăng Long.

3/. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

a. Nguyên nhân:

– Nhờ ý trí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

– Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

b. Ý nghĩa:

– Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn – Trịnh, Lê Thống Nhất đất nước.

– Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của tổ quốc, một lần nửa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương bắc.

KIẾN THỨC CẦN NHỜ BÀI PHONG TRÀO TÂY SƠN

Kiến thức:

  • Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII, từ đó dẫn đến phong trào nông dân ở Đàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
  • Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên.
  • Các mốc quan trọng của phong trào Tây Sơn nhằm đánh đổ tập đoàn phong kiến phản động, tiêu diệt quân Xiêm, từng bước thống nhất đất nước.
  • Tài chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ.
  • Mốc niên đại gắn liền với hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền vua Lê,chúa Trịnh.
  • Tài thao lược quân sự của Quang Trung và danh tướng Ngô Thì Nhậm.
  • Những sự kiện lớn trong chiến dịch phá quânThanh, đặc biệt là đại thắng ở trận Ngọc Hồi-Đống Đa xuân kỉ dậu (1789)

Kỹ năng:

  • Sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật sự kiện.
  • Trình bày diễn biến phong trào Tây Sơn trên lược đồ.
  • Trình bày chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút trên lược đồ.
  • Trình bày diễn biến trận đánh trên bản đồ.
  • Sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc đại phá quân Thanh.
  • Đánh giá tầm vóc lịch sử của sự kiện mùa xuân Kỉ dậu (1789)

Thái độ:

  • Sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bốc lột.
  • Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn.
  • Giáo dục lòng yêu nước và tự hào về trang sử vẻ vang của dân tộc ta trong cuộc đại phá quân Thanh xâm lược.
  • Cảm phục tài quân sự của Nguễn Huệ.