Cơ quan nào có trách nhiệm lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôicon nuôi?

 Theo Điều 8 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, việc lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi được thực hiện theo Điều 20 Luật Nuôi con nuôi và do công chức tư pháp – hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi trực tiếp thực hiện.

Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú nhưng không phải là nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì việc lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi được thực hiện như sau:

a) Trường hợp cử công chức tư pháp – hộ tịch trực tiếp đi lấy ý kiến, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi cử công chức tư pháp – hộ tịch của mình phối hợp lấy ý kiến của những người liên quan.

READ:  Để có thể giải quyết thủ tục hành chính nhanh và thuận tiện như vậy thì quy trình thực hiện cơ chế một cửa liên thông được quy định như thế nào?

b) Trường hợp không thể cử công chức tư pháp – hộ tịch trực tiếp đi lấy ý kiến, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi lấy ý kiến của những người liên quan.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi cử công chức tư pháp – hộ tịch của mình trực tiếp lấy ý kiến của những người liên quan và gửi kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã có yêu cầu.

Việc lấy ý kiến phải thể hiện bằng văn bản và công chức tư pháp – hộ tịch phải tư vấn để trẻ em tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của gia đình.