Theo bạn câu thành ngữ ở bầu thì tròn ở ống thì dài thể hiện điều gì trong bản sắc văn hóa Việt Nam?

“ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” ở đâu thì phải theo phong tục, nếp sống ở đó, tùy từng hoàn cảnh mà lựa chiều cư xử, ứng phó sao cho phù hợp. Câu 1 là câu tục ngữ của cha ông ta để lại nói lên sự tự nhiên của cuộc sống bầu thì phải tròn, ống thì phải dài không thể nào thay đổi được. Là sự phù hợp của mọi vật trong tự nhiên.

Hình ảnh có liên quan

Câu 2 là nói lên sự sống mãnh liệt của cây cỏ hay chính là con người chúng ta vẫn có thể sống và tồn tại trong môi trường khắc nghiệt nhất, rong những hoàn cảnh đen tối, đau khổ. Chúng ta có thể sinh tồn mãn liệt để rồi hạnh phúc là những chùm hoa. Đừng đầu hàng nghịch cảnh!

-ở bầu thì tròn! Câu này có ý muốn nói rằng tính cách, lối sống của người ta một phần do môi trường tạo nên. Đó là giáo dục, là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường văn hóa, là cái nhà ta ở…

Thông thường mình đổ nước vào cái bầu (tròn) thì hình dạng nước sẽ tròn theo hình dạng thành bầu, trái lại nước có hình dạng dài nếu mình đựng trong ống hay tóm lại hình dạng của nước tùy thuộc vào vật chức nó.

Những đứa trẻ sinh ra ở bất cứ nơi nào không phải là trời cho sự “ngu dốt” mà là do môi trường xung quanh của nó sống. Phần lớn các em trẻ ở vùng quê ngoài giúp đỡ cha mẹ nghèo còn thiếu thốn đủ mọi phương diện do đó mà làm sao phát triền và tiến thân được.

Muốn phát triển sự phồn thịnh thì đừng phí phạm nhân tài và nhân tài thì ở chỗ nào cũng có, chỉ vì họ không có môi trương phát triển để đóng góp.

Cũng lại có ý rằng người ta luôn có khả năng thích ứng với mọi trường của mình bằng cách tự “biến dạng” đi. ở đâu thì phải theo phong tục, nếp sống ở đó, tùy theo hoàn cảnh mà lựa chiêu cư xử, ứng phó sao cho phù hợp, vd đi đám tang thì không thể cười nói vui vẻ hay ăn mặc lòe loẹt như đi đám cưới được, khi chiến tranh ở trong vùng địch thì phải biết chiến thuật đánh du kích chứ không thể đánh chính qui như ở ngoài được.

ở bầu thì tròn! Câu này có ý nói rằng tính cách, lối sống của người ta một phần do môi trường tạo nên. Đó là giáo dục, là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường văn hóa, là cái nhà ta ở…

READ:  Ứng xử của người Việt với Nho giáo và vai trò của Nho giáo đối với đời sống tư tưởng và văn hóa tinh thần của người Việt xưa và nay?

Câu tục ngữ này của cha ông để lại nhằm dạy dỗ cách sống ở lành lánh dữ, và tránh xa môi trường hay người xấu dễ khiến ta bị nhiễm phải những thói xấu đó. Chứ không phải giống như câu ngưu tầm ngưu, mã tầm mã mà mọi người nói. Bạn chú ý và nên có bản lĩnh để sống sao cho “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Từ xưa, trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút ra biết bao bài học qúy giá. Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất, chiến đấu và cách ứng xử trong xã hội. Đó là cách nhìn nhận mối uan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của mỗi người. Để nêu lên một kinh nghiệm, một bài học trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh một sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý chí của mình. Đó là quy luật của sự vật. Dựa vào thực tế cuộc sống của con người, ta thấy câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cach của mỗi người. Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt, có thể ở bầu mà không tròn, ở ống mà không dài, Vì con người có khả năng vượt khỏi hoàn cảnh, chế ngự môi trường xung quanh.

Trong thực tế, hai mặt khả năng này không loại trừ nhau mà chúng bổ sung cho nhau, giúp chúng ta hiểu một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa môi trường xã hội và việc hình thành nhân cách.

Trong kho tang văn học dân giang Việt Nam, nhân dân ta có câu tương tự:

“Thói thường gần mực thì đen

An hem bạn hữu phải nên chọn người”

Những câu ca dao, tục ngữ đó đã khằng định ảnh hưởng quyết định của môi trường xã hội đối với việc hình thành nhân cách. Trong thực tế cuộc sống, nhà trường làm công tác giáo dục tốt vì nhà trường đã chú ý đến quang cảnh sư phạm và xây dựng môi trường xã hội tốt. ở gia đình cũng vậy, cha mẹ là những tấm gương sáng, anh chị em hòa thuận, thì gia đình sẽ có những người con ngoan. ở lớp học cũng thế, lớp nào biết quan tâm xây dựng tập thể tốt, quan hệ giữa thầy và trò, bạn bè đúng đắn, thân ái, đoàn kết, thì lớp sẽ có nhiều học sinh giỏi, đạo đức tốt. Ngược lại, trong một gia đình, nếu cha mẹ không quan tâm đến con cái không xây dựng một gia đình gương mẫu, an hem không nhường nhịn nhau, thì con cái trong gia đình cũng lười biếng, ăn chơi, đua đòi.

READ:  Nêu các cơ tầng văn hóa đã góp phần hình thành nền văn hóa truyền thống Việt Nam

ở những môi trường phức tạm càng dễ sinh ra những hành vi vi phạm pháp luật

Trong thực tế, khó mà tạo ra môi trường lành mạnh và tốt đẹp. Trong xã hội chúng ta ngày nay, những yếu tố lành mạnh và chưa lành mạnh, tốt đẹp và xấu xa thường xen kẽ vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Có lúc, có nơi, cái chưa lành mạnh, cái chưa tốt đẹp lại lấn át cái đẹp, cái lành mạnh. Đó là lúc môi trường xã hội không thuận lợi cho việc hình thành nhân cách. Nhưng chính trong môi trường không thuận lợi ấy, vẫn có những con người có phẩm chất cao đẹp, tình cảm đạo đức tốt đẹp, có những hành động cao cả.Chính những môi trường không thuận lợi đó vẫn nở rộ những bông hoa sen thơm ngát từ chốn bùn đen hôi tanh. Đó là những con người biết vượt lên mọi cám dỗ thấp hèn, làm được những công việc có ích cho đất nước và cho bản thân mình

Câu tục ngữ là một lời khuyên bảo sâu sắc, đã mang đến cho chúng ta một bài học bổ ích, có cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường và xã hội với việc hình thành nhân cách của bãn thân. Câu tục ngữ giúp chúng ta xác lập một thế đứng vững chắc trong tác động tiêu cực ngoài xã hội mà nếu bị rơi vào một hoàn cảnh không thuận lợi đầy sẫy những tiêu cực thì chúng ta nên có quyết tâm vượt qua, tạo nên một môi trường sống tốt thân thiện cho xã hội tức là tạo nên một môi trường sống tốt cho gia đình cũng như cá nhân mình