Hãy trình bày Văn hóa tinh thần dựa trên nền tảng triết học

I. Nền tảng triết học:

1. Nhận thức về không gian vụ trụ:

a. Thuyết Âm dương – Ngũ hành: Là một hệ thống quan niệm triết học của người Trung Hoa cổ đại nhằm khái quát bản chất và qui luật vận hành của vạn vật trong vũ trụ.

Nội dung cơ bản của thuyết Âm – dương: Quá trình hình thành vũ trụ:

Thái cực – Lưỡng nghi: Âm / Dương; Đất / Trời ; Gái / Trai

Lưỡng nghi sinh tứ tượng: Đất – Trời – Mặt trăng – Mặt trời ; Xuân – Hạ – Thu – Đông

– Tứ tượng – Bát quái: Càn (trời) – Đoài (đầm) – Ly (lửa) – Chấn (sấm) – Tốn (gió) – Khảm (nước) –Cấn (núi) – Khôn (đất).

– Biến hóa thành muôn vàn sự vật, tình huống, trạng thái trong tự nhiên / xã hội.

+ Qui luật tương tác Âm – Dương:- Âm – dương hợp thành mọi sự vật- Âm – dương tồn tại trong nhau, không thể tách rời: trong âm có dương, trong dương có âm.

– Âm dương bù trừ nhau để tồn tại:- Âm dương chuyển hóa: âm cực – dương; dương cực – âm

b. Thuyết Ngũ hành:

– Thuyết Âm dương – bản chất tinh thần (định tính) của vũ trụ.

– Thuyết Ngũ hành: cấu trúc vật chất (định lượng) của vũ trụ.

+ Nội dung của thuyết Ngũ hành:

– Vũ trụ được cấu tạo bởi năm loại vật chất cơ bản (5 hành): Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ

+ Đặc tính cơ bản của mỗi hành: – Thủy (nước): lạnh, hướng xuống; – Hỏa (lửa): nóng, hướng lên ; – Mộc (cây): dài, thẳng, sinh sôi; – Kim (kim loại): thanh tĩnh, thu sát;- Thổ (đất): nuôi lớn, hóa dục

– Có thể qui vạn vật trong vũ trụ vào một trong 5 hành:

Kết quả hình ảnh cho Thuyết Ngũ hành

BẢNG QUI LOẠI NGŨ HÀNH

+ Quan hệ tương tác của ngũ hành: Ngũ hành luôn vận động, tương tác với nhau theo hai hướng: – Tương sinh ;- Tương khắc

READ:  Câu tục ngữ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa... nói gì về bản sắc văn hóa Việt Nam ?

– Thuyết Âm dương và Ngũ hành được kết hợp với nhau để giải thích về bản chất, cấu trúc và sự vận hành của vũ trụ.

– quan niệm về sự vận động biện chứng của vạn vật trong vũ trụ cũng như trong đời sống xã hội của con người.

– Những điểm tương đồng giữa thuyết Âm dương – Ngũ hành với triết học duy vật biện chứng?

TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG

– Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

• Mối liên hệ bên trong

• Mối liên hệ bên ngoài

– Nguyên lý về sự phát triển:

• Lượng – chất

• Thống nhất – đấu tranh giữa các mặt đối lập.

• Phủ định của phủ định.

TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH

– Quan hệ tương tác:

• Âm dương

• Ngũ hành

• Âm dương chuyển hóa

• Âm dương đối lập/ bù trừ

• Ngũ hành vận động

• Ngũ hành sinh /khắc

2. Nhận thức về thời gian vũ trụ : – Lịch Âm – Dương; – Hệ đếm Can – Chi

a. Lịch Âm – Dương :

– Dựa theo chu kì xuất hiện của mặt trăng : – định ra đơn vị thời gian tính bằng tháng.

– Dựa theo chu kì mặt trời : – xác định ngày ngắn nhất và dài nhất trong năm : – xác định 4 mùa trong năm.

b. Hệ đếm Can – Chi:

– Thiên Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí.

– Địa Chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

3. Nhận thức về con người : – Quan niệm con người là một tiểu vũ trụ: – áp dụng mô hình nhận thức vũ trụ vào việc nhận thức về con người.

+ Vũ trụ có âm – dương : – con người cũng có hai tính chất âm / dương

– Các bộ phận trong cơ thể người cũng được phân thành âm / dương.

READ:  Chứng minh rằng Văn hóa Việt Nam thuôc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình?

+ Vũ trụ cấu trúc theo Ngũ hành: – cấu tạo và hoạt động của cơ thể người cũng theo nguyên lý Ngũ hành:

– Ngũ quan: tai (thủy) – lưỡi (hỏa) – mắt (mộc) – mũi (kim) – miệng (thổ).

– Ngũ tạng: thận (thủy) – tim (hỏa) – gan (mộc) – phổi (kim) – lá lách (thổ).

4. Ảnh hưởng của thuyết Âm – dương, Ngũ hành đối với đời sống và văn hóa tinh thần của người Việt:

+ Thuyết Âm dương – Ngũ hành là cơ sở hình thành các triết lí sống của người Việt:

– Triết lí về sự đối xứng, cặp đôi (Âm – Dương)

– Triết lí sống quân bình (Già néo đứt dây; Đầy quá sẽ đổ…)

– Triết lí sống lạc quan (Trong rủi có may, trong họa có phúc; Khổ trước sướng sau…)

+ Chi phối các hành động thực tiễn:

– Tính toàn diện (hai mặt) : – Tính vận động, biến đổi (lịch sử, cụ thể): – Tính quan hệ (tương tác lẫn nhau).

+ Ứng dụng trong đời sống văn hóa tâm linh: – Dùng thuyết Âm dương: – Ngũ hành để coi tử vi, bói toán, chọn đất làm nhà, mai táng, xem việc hôn nhân, kết bạn, hợp tác làm ăn, …

+ Ứng dụng trong y học cổ truyền: Y học phương Đông chẩn đoán và chữa bệnh dựa trên nguyên lý về sự tương tác Âm dương và luật sinh / khắc của Ngũ hành giữa các bộ phận trong cơ thể người.