Có mấy hình thức lựa chọn nhà thầu? Phân biệt đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế.

Có 6 hình thức lựa chọn nhà thầu.

1. Cạnh tranh rộng rãi: Không hạn chế số lượng nhà thầu

– Là hình thức ĐT mang tính cạnh tranh cao nhất

– AD: với gói thầu có tính chất kỹ thuật không phức tạp, giá trị không lớn và điều kiện thực hiện k có j đặc biệt, nhiều nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Kết quả hình ảnh cho hình thức lựa chọn nhà thầu
2. Chào hàng cạnh tranh:

– Thường được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị dưới 2 tỷ đồng.

– Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của Bên mời thầu.

– Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác.

– Gói thầu áp dụng hình thức này thường có sản phẩm cụ thể, đơn vị trúng thầu thường là đơn vị đưa ra giá có giá trị thấp nhất, không thương thảo về giá.

3. Cạnh tranh hạn chế: Bên mời thầu chọn 1 số nhà thầu đáp ứng một số yêu cầu của gói thầu như tính chất kỹ thuật, quy mô và điều kiện thực hiện để tham gia dự thầu.

4. Chỉ định thầu: Bên mời thầu chọn 1 nhà thầu duy nhất để thực hiện gói thầu có những dặc điểm sau:

– Bảo đảm tính bí mật (an ninh quốc gia)

– Phải thực hiện công việc ngay (khắc phục sự cố)

– Giá trị công việc nhỏ, yêu cầu kỹ thuật rất đơn giản.

READ:  Ký hợp đồng theo hình thức nào với nhà thầu nếu các công việc mà nhà thầu thực hiện được xác định rõ về số lượng

– Công việc có tính thử nghiệm nên rủi ro cao

– Do quy định của nguồn vốn

5. Mua sắm trực tiếp:

– Áp dụng trong: bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó.

– Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu.

6. Tự thực hiện: xem câu 20.1

2. Phân biệt đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế

Đấu thầu rộng rãi Đấu thầu hạn chế
Điều kiện áp dụng -Áp dụng đối với các gói thầu có tính chất kỹ thuật không phức tạp, giá trị không lớn và điều kiện thực hiện không có gì đặc biệt, nhiều nhà thầu có khả năng đáp ứng các yêu cầu
của gói thấu.
Áp dụng trong các trường hợp

– Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu.

– Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu

Yêu cầu về thực hiện – Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo  mời thầu để các nhà thầu biết thông tin tham dự.- Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. – Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu- chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
Đặc trưng – Bên mời thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia – Bên mời thầu chỉ hạn chế số lượng nhất định nhà thầu để tham dự thầu, những nhà thầu này phải đáp ứng một số yêu cầu của gói thầu như tính chất kỹ thuật, quy mô và điều kiện thực hiện./