Trình bày phương pháp trích dẫn tài liệu theo cách Harvard

Kiểu trích dẫn Harvard sử dụng họ của tác giả, tiếp đó là năm xuất bản. Về cơ bản, số trang nên được ghi trong các phần trích dẫn trong bài viết (trích dẫn nguyên văn hoặc diễn giải) để người đọc dễ tìm kiếm đến thông tin họ cần.

  • danh mục tham khả+ kiểu Harvard được xếp the+ thứ tự chữ cái tên tác giả (với các tác giả phương Tây là family name/nom de famille), không cần đánh số thứ tự,
  • mẩu trích dẫn được chú thích liền phía sau bằng tên tác giả và năm xuất bản tài liệu, trong ngoặc đơn,
  • nếu mẩu trích dẫn kiểu diễn ngữ với tên tác giả là một thành phần trong câu, năm xuất bản của tài liệu đó sẽ được đặt trong ngoặc đơn liền sau tên tác giả,
  • nếu một tài liệu của một tác giả, ghi tên tác giả (không ghi phần tên viết tắt) trong ngoặc đơn và năm xuất bản, cách nhau bằng khoảng trắng (không có dấu phẩy), nếu cần thì chỉ rõ số trang,
  • nếu mẩu trích dẫn có nguồn gốc từ một tác giả A, nhưng không đọc trực tiếp tác giả A mà biết thông qua tác giả B, ghi trong ngoặc đơn tên tác giả A và năm xuất bản tài liệu của tác giả A (không được đọc trực tiếp), đi kèm the+ sau bằng “in: ” cùng với tên và năm xuất bản của tác giả B (được đọc trực tiếp),
  • nếu một tài liệu của hai tác giả, ghi tên hai tác giả trong ngoặc đơn, nối bằng dấu “&”, và năm xuất bản sau tên tác giả thứ hai, không có dấu phẩy,
  • nếu một tài liệu của ba tác giả, lần đầu tiên trích dẫn ghi tên ba tác giả, nối hai tác giả đầu bằng dấu phẩy, tác giả thứ ba bằng dấu “&”, năm xuất bản sau tên tác giả cuối cùng, không có dấu phẩy,
  • tài liệu của ba tác giả ở lần trích dẫn thứ hai, và tài liệu của bốn tác giả trở lên, ghi tên tác giả đầu và “et al.” (gốc Latin et alli, nghĩa là “và những người khác”) và năm xuất bản;
  • nếu một mẩu trích dẫn từ nhiều tài liệu của một người/nhóm, ghi tên người/nhóm đó trong ngoặc đơn, the+ sau bằng năm xuất bản của tất cả các tài liệu the+ đúng thứ tự và cách ghi trong danh mục tham khảo, giữa các năm cách nhau bằng dấu phẩy (nhưng chỉ là khoảng trắng giữa năm đầu tiên và tác giả sau cùng),
  • nếu mẩu trích dẫn có nguồn gốc từ nhiều tài liệu, tất cả các tác giả tài liệu được ghi trong một cặp ngoặc đơn liền sau, giữa mỗi tác giả/nhóm tác giả của một tài liệu cách nhau bằng dấu chấm phẩy, cách ghi tên tác giả và năm xuất bản ch+ mỗi người/nhóm giống như trên;
READ:  Vì sao phải chọn mẫu? Sự giống nhau và khác nhau giữa chọn mẫu trong nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng?

Có hai cách trích dẫn trong đoạn văn:

  • Trích dẫn trực tiếp (quotation): sa+ chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà tác giả dùng. Câu trích dẫn nguyên văn phải được để trong dấu ngoặc kép. Trường hợp này bắt buộc phải ghi cả số trang của nguồn trích.
  • Trích dẫn gián tiếp (paraphrasing): diễn giải câu chữ của tác giả khác bằng câu chữ của mình, sử dụng từ ngữ khác mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc. Khi trích dẫn kiểu diễn giải thì không bắt buộc phải ghi số trang. Tuy nhiên việc ghi số trang là cần thiết, nhất là khi trích dẫn từ sách hoặc từ một tài liệu dài để người đọc có thể dễ dàng xác định thông tin mình cần.