Công nghiệp hoá ở miền Bắc giai đoạn 1961-1965 – LSKT

Nhiệm vụ CN hoá XHCN được đề ra tại Đại hội III của Đảng (9-1960) ,trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) chi thực hiện một bước nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu của CNXH.

Đường lối: Lấy CN nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển CN nặng một cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển NNvà CN nhẹ.

Công nghiệp hoá ở miền Bắc giai đoạn 1961-1965 - LSKT
Anh minh họa: Công nghiệp hoá ở miền Bắc giai đoạn 1961-1965

a)Biện pháp

-Nguồn vốn để thực hiện CN hoá trong kế hoạch này chủ yếu dực vào nguồn thu trong nước ( chiếm tỷ trọng 80-82,5% tổng số thu ngân sách )

-Nhà nước tăng vốn đầu tư cho phát triển CN (chiếm 48% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, 78% dành cho CN nặng) ,tập trung xây dựng nhiều công trình CN quy mô lớn.

-Nhà nước lập kế hoạch và giao kế hoạch xuống từng đơn vị cơ sở.

-Phát động các phong trào thi đua xây dựng XHCN như: “Gió Đại Phong” , “Sóng Duyên Hải”, “Thi đua mỗi người làm việc bằng hai” …

b)Kết quả

*Công nghiệp

-Xây dựng được các ngành CN nặng chủ yếu ( luyện kim ,cơ khí ,hoá chất..) ,xây dựng được nhiều công trình lớn như : khu gang thép Thái Nguyên , Nhà máy điện Uông Bí ,hoá chất Việt Trì..

-CN nhẹ cũng hình thành và phát triển theo cơ cấu hoàn chỉnh (dệt, chế bién, thực phẩm.. ) ,giải quyết được 90% nhu cầu tiêu dùng thông thường của nhân dân ,có một phần để xuất khẩu.

-Giá trị sản lượng CN tăng nhanh (14,6% bình quân mỗi năm giai đoạn 1960-1964), nhất là CN nặng.

READ:  Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất - KTTT

-Trong cơ cấu công-NN,CN chiếm 55%.

*Nông nghiệp

Giá trị sản lượng nông nghiệp năm 1964 tăng 19% so với năm 1960, phong trào “trồng cây gây rừng” và “Tết trồng cây” được thực hiện tốt. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho NNbằng cách vừa phát huy sức LĐ ,tiền vốn trong các HTX vừa tăng cường đầu tư vốn của Nhà nước dưới 2 dạng: đầu tư trực tiếp và tín dụng.

*Giao thông vận tải : Chúng ta đã mở thêm nhiều tuyến đường quan trọng xây dựng thêm nhiều tuyến liên tỉnh, nhiều cầu cảng, đường hàng không …đặc biệt là ở khu vụe miền núi, đồng thời mở thêm nhiều tuyến đường trong nước và quốc tế. Do đó ,năm 1964 so với 1960, khối lượng vân tải hàng hoá tăng 48,4% ,vận chuyển hành khách tăng 49% .

*Thương nghiệp :

-Ngành nội thương tiếp tục mở rộng mạng lưới, hợp lý hoá tổ chức , đưa cửa hàng ,HTX mua bán về xã .

-Ngoại thương : tiếp tục được đẩy mạnh để phục vụ quá trình CN hoá. Năm 1964 so với 1960 xuất khẩu tăng lên 135,7% ,nhập khẩu tăng 116,4%. Nước ta đã có quan hệ buôn bán với 44 nước trên thế giới ,chủ yếu với các nước XHCN

*Tài chính tiền tệ : Nguồn thu chủ yếu là từ khu vực kinh tế quốc doanh, chi ngân sách chủ yếu phục vụ cho cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH và phục vụ sx. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng đã có sự thay đổi , Ngân hàng tăng cường huy động cốn nhàn rỗi của nhân dân dể cho vay thúc đẩy sx.

READ:  Trình bày thời kì bùng nổ kinh tế Mỹ 1865 - 1913

Tóm lại trong sự nghiệp bước đầu CN hoá XHCN ,nền KT miền Bắc đã có những bước chuyển biến căn bản. Tổng sản phẩm xã hội bình quân hằng năm thời kỳ 61-65 tăng 9.5% ,thu nhập quốc dân bình quân tăng 7% .Nền công nghiệp cua nước ta được tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nhờ đó sản xuất công nghiệp về nhiều mặt vẫn được giữ vững góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và đảm bảo những nhu cầu cơ bản của đời sống nhân dân

b)Hạn chế

-Nền kinh tế mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp

-Công nghiệp nặng còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tê

-CN nhẹ phần lớn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

-Hiệu quả đầu tư vốn thấp.