Câu 53: Chế độ pháp lý của vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất?

Lãnh thổ của quốc gia bao gồm các bộ phận sau đây:

1. Vùng đất:

– Vùng đất gồm có đất liền của lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia. Một số quốc gia còn có 1 bộ phận lãnh thổ nằm trọn trong lãnh thổ của quốc gia khác, không có đường thông ra biển ( lãnh thổ của Tây Ban Nha nằm trong lãnh thổ Pháp). Một số quốc gia có lãnh thổ giáp Bắc Cực có được 1 phần lãnh thổ từ yêu sách 1 phần đất hình rẻ quạt ở Bắc Cực (Na uy, Nga, Mỹ..)

– Đối với các vùng nước nội địa là ao hồ sông ngòi nằm trong đất liền và biển nội địa (tự nhiên hoặc nhân tạo) đều thuộc quy chế pháp lý của vùng đất liền

– Đối với sông ngòi, kênh đào quốc tế nằm trong lãnh thổ quốc gia, do tính chất đặc biệt sẽ theo quy chế pháp lý riêng

READ:  Câu 111: Vai trò và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN

2. Vùng nước:

– Là toàn bộ vùng nước nằm phía trong đường biên giới của quốc gia trên biển, gồm:

+ Vùng nước nội thủy: vùng nước biển nằm phía trong đường cơ sở và giáp bờ biển quốc gia. Nội thủy của quốc gia quần đảo xác định theo Điều 47 Công ước Luật biển quốc tế 1982 của Liên hợp quốc, trong đó quốc gia quần đảo có thể vạch những đường khép kín để hoạch định ranh giới nội thủy của mình hoặc xác định theo tập quán quốc tế

+ Vùng nước lãnh hải: là vùng nằm phía trong đường biên giới biển, giáp đường cơ sở. Ngày nay, đa số quốc gia có biển xác định bề rộng lãnh hải cua mình không quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở.
Trong vùng nước nội thủy và lãnh hải, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ

READ:  Trình bày các phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế bằng trọng tài

3. Vùng trời:

– Là khoảng không gian bao trùm lên vùng đất, vùng nước của quốc gia, được xác định bởi đường biên giới bao quanh với đường biên giới trên cao của vùng trời quốc gia

4. Vùng lòng đất:

– Là phần đất nằm dưới vùng đất, vùng nước của quốc gia, không được luật quy định giới hạn chiều sâu. Luật quốc tế mặc nhiên thừa nhận vùng lòng đất kéo dài đến tận tâm Trái Đất.