Cho biết nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ 1954 về đông Dương.

1. Hội nghị Giơnevơ :

– đông – xuân 1953 – 1954, cùng với cuộc tiến công quân sự, đảng và Chính phủ đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao.
– Tháng 1/1954, Hội nghị Ngoại trưởng Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp ở Béc-lin thỏa thuận triệu tập hội nghị Giơnevơ giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở đông Dương.
– Ngày 8/5/1954, Hội nghị Giơnevơ bắt đầu bàn về vấn đề lập lại hòa bình ở đông Dương. Phái đoàn ta do Phó thủ tướng Phạm Văn đồng làm Trưởng đoàn được chính thức mời họp.
– Cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị diễn ra gay gắt do lập trường thiếu thiện chí và ngoan cố của Pháp – Mỹ; Lập trường ta là giải quyết vấn đề quân sự và chính trị cho ba nước đông Dương trên cơ sở độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
– Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực lượng giữa ta và Pháp và xu thế giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, Việt Nam đã ký Hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954.
– Tuy nhiên, đại diện Mĩ không kí mà ra tuyên bố riêng cam kết tôn trọng Hiệp định nhưng không chịu sự ràng buộc của Hiệp định.

2. Hiệp định Giơnevơ :

* Nội dung cơ bản :
• Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia; không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước. •Các bên tham chiến ngừng bắn , lập lại hòa bình trên toàn đông Dương
• Thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng:
o Ở Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải – Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.
o Ở Lào, tập kết ở Sầm Nưa và Phong Xalì .
o Ở Campuchia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết .
• Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào đông Dương, không được đặt căn cứ quân sự ở đông Dương. Các nước đông Dương không được tham gia liên minh quân sự và không để cho nước khác dùng lãnh thổ vào việc gây chiến tranh hoặc xâm lược.
• Việt Nam tiến tới thống nhất bằng tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế do Ấn độ làm Chủ tịch.
• Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.

READ:  Cho biết hoàn cảnh lịch sử và diễn biến khởi nghĩa từng phần từ tháng 3 đến tháng 8/1945. Tác dụng của cao trào kháng Nhật cứu nước đối với Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 như thế nào?

* Ý nghĩa và hạn chế :

– Hiệp định Giơnevơ 1954 về đông Dương là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyềndân tộc cơ bản của nhân dân đông Dương và được các cường quốc, các nước tham dự Hội nghị tôn trọng.
– đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, song chưa trọn vẹnvì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn phải tiếp tục để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
– Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh, rút quân đội về nước. Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược đông Dương.