Cho Biết Tác Dụng Của Công Tác Tổ Chức Và Mối Liên Hệ Của Chức Năng Này Đối Với Công Tác Hoạch Định ?

Tác dụng của công tác tổ chức :

– Là chức năng quản trị có liên quan đến các hoạt động nhằm cụ thể hoá mục tiêu nhiệm vụ thành những công việc được chuyên môn hoá, tạo dựng nên các bộ phận chức năng để thực hiện những công việc này. – Xây dựng mối quan hệ, mối liên hệ và quyền hạn, trách nhiệm và quyền lợi giữa các bộ phận này để tạo nên 1 môi trường nội bộ thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức, nghĩa là mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhất vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.

– Khi công tác tổ chức được thực hiện tốt thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

* Mối liên hệ với công tác hoạch định:

– Công tác hoạch định tạo tiền đề cho chức năng tổ chức thực hiện. Công tác tổ chức cụ thể hoá các mục tiêu đã được đề ra trong hoạch định thành những công việc chuyên môn hoá, từ đó xây dựng các bộ phận chức năng thực hiện những công việc này.

– Bộ máy của doanh nghiệp phải luôn phù hợp với mục tiêu. Bộ máy chỉ được xây dựng khi tổ chức đã có nhiệm vụ rõ ràng, nghĩa là công tác hoạch định phải được thực hiện tốt thì mới có thể thực hiện tốt chức năng tổ chức.

READ:  Tổng hợp 100+ câu hỏi trắc nghiệm Quản trị học có đáp án thông dụng nhất

– Công tác tổ chức ngược lại ảnh hưởng rất nhiều đến công tác hoạch định. Nếu công tác tổ chức không thực hiện tốt, việc thực hiện mục tiêu của tổ chức, có thể gặp khó khăn trong việc đề ra chiến lược và các kế hoạch tác nghiệp, kết quả thực hiện mục tiêu không đạt như mong muốn. : Cho Biết Nội Dung Thuyết X.Y Của Mc Gregor, Sự Phê Phán Của Các Nhà Quản Trị Đối Với Thuyết Này.

Nội dung: Con người có 2 bản chất X và Y

– Người có bản chất X không thích làm việc, lười biếng trong công việc, không ưa chịu trách nhiệm chỉ làm việc khi được ra lệnh và được kiểm tra trực tiếp. Đối với người có bản chất X, nhà quản trị nên nhấn mạnh các yếu tố kích thích bằng vật chất, giao việc cụ thể, thường xuyên đôn đốc kiểm tra.

– Người có bản chất Y là người ham thích công việc, có tinh thần trách nhiệm và khả năng sáng tạo. Đối với người có bản chất Y, nhà quản trị cần động viên bằng cách giao trách nhiệm, tôn trọng sáng kiến của họ, tạo điều kiện để họ phát huy năng lực, nói cách khác, nhà quản trị cần động viên họ về mặt tinh thần là chủ yếu.

READ:  Chức Năng Và Yêu Cầu Đối Với Quyết Định Quản Trị? Tầm Quan Trọng Các Yêu Cầu Có Thay Đổi Theo Loại Quyết Định Quản Trị?

* Sự phê phán của các nhà quản trị đối với trường phái này :

Trong lý thuyết Z của William Ouchi (Nhật) cho rằng thực tế không có NLĐ nào hoàn toàn thuộc về bản chất X hay Y. Điều mà Mc Gregor đề cập chính là thái độ LĐ của con người, tuỳ thuộc vào cách họ được đối xử trong thực tế. Mọi NLĐ đều có thể làm việc tốt nếu được tham gia vào các quyết định, được quan tâm đến nhu cầu.