Đặc điểm của nền giáo dục Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với giáo dục Việt Nam hiện nay?

Những đặc điểm của nền giáo dục Nho giáo đã tạo nên truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt Nam, tuy nhiên quan niệm và phương pháp giáo dục của nho giáo cũng đã để lại những “di chứng” rất nặng nề cho nền giáo dục của Việt Nam hiện nay

Kết quả hình ảnh cho giáo dục Nho giáo

Nền giáo dục Việt Nam truyền thống được xây dựng theo mô hình của nền giáo dục Nho giáo với các đặc điểm sau:

Mục đích giáo dục: đào tạo ra người quân tử, những người để làm quan trị nước, giáo dục nho giáo rất đề cao vinh quan của người đỗ đạt với các tục lệ như tục xướng danh, tục ban áo mão và đãi yến tiệc, tục vinh qui bái tổ, khắc bia tiến sĩ ở Văn Miếu để lưu danh thiên cổ…

Nội dung giáo dục: không truyền thụ tri thức khoa học mà coi trọng việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lễ giáo để đào tạo nên mẫu người quân tử hiểu biết về thi, thư, lễ nhạc, có đủ phẩm chất để làm quan cai trị thiên hạ, các nội dung ấy được thể hiện trong hai bộ sách kinh điển của Nho giáo: tứ thư và ngũ kinh.

READ:  Bên mời thầu có được đưa ra yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa cụ thể trong hồ sơ mời thầu không?

Về phương pháp truyền thụ tri thức: coi trọng việc ghi nhớ máy móc các tư tưởng của Khổng Mạnh, các lời dạy của thánh hiền, các nội dung trong hai bộ sách kinh điển và được thầu giáo truyền thụ hần như nguyên vẹn, máy móc “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.

Những đặc điểm của nền giáo dục Nho giáo đã tạo nên truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt Nam, tuy nhiên quan niệm và phương pháp giáo dục của nho giáo cũng đã để lại những “di chứng” rất nặng nề cho nền giáo dục của Việt Nam hiện nay – coi trọng con đường lập thân bằng học vấn, học để làm thầy chứ không làm thợ, nội dung và phương pháp học nặng về lý thuyết, học vẹt, thầy đọc trò chép…