Đề cương môn học Du lịch sinh thái

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

Du lịch sinh thái

1. Thông tin về giảng viên:

– Họ và tên: Ngô An
– Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sỹ
– Thời gian, địa điểm làm việc: 2005, Bộ môn cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên
– Địa chỉ liên hệ: Trường ĐH Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh
– Điện thoại, email: 08.39623190/ 0918173550, tien2dat@gmail.com
– Các hướng nghiên cứu chính: Quy hoạch rừng, cảnh quan; Sinh thái Môi trường ứng dụng; Du
lịch sinh thái; Ứng dụng GIS và RS trong cảnh quan và lâm nghiêp;
Bảo tồn đa dạng sinh học.
– Thông tin về trợ giảng (nếu có): Không

2. Thông tin chung về môn học

– Tên môn học: Du lịch sinh thái
– Mã môn học:
– Số tín chỉ: 2
– Môn học: Bắt buộc
– Lựa chọn:
– Các môn học tiên quyết: Sinh thái học
– Các môn học kế tiếp:
– Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):
– Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 20 tiết
+ Làm bài tập trên lớp: 0
+ Thảo luận: 0
+ Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, studio, điền dã, thực tập…): 0 tiết
+ Hoạt động theo nhóm, seminar: 10 tiết
+ Tự học: 60 tiết
– Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên

3. Mục tiêu của môn học

– Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về du lịch sinh thái (DLST) và quản lý các dự án DLST tại các khu du lịch, khu bảo tồn, Vườn quốc gia.
– Về kỹ năng: Trang bị các phương pháp, kỹ năng để có thể tham gia xây dựng các quy hoạch, kế hoạch quản lý, phát triển DLST, làm việc tại các khu du lịch, khu bảo tồn, Vườn quốc gia.

– Về thái độ, chuyên cần của sinh viên:
+ Nhận thức được tầm quan trọng của môn học.
+ Xây dựng và phát huy tối đa tinh thần tự học thông qua đọc thêm sách, các tài liệu trên mạng internet…
+ Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, làm việc và nộp bài đúng hạn.
+ Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử.
+ Phát huy tối đa khả năng sáng tạo khi thực hiện các hoạt động trên lớp cũng như ở nhà.
+ Tham gia tích cực và có tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp.
+ Chia sẻ thông tin với bạn bè và với giảng viên.
+ Chủ động đặc câu hỏi về những thắc mắc của mình.

4. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học truyền đạt cho sinh viên các khái niệm về du lịch sinh thái (DLST), tài nguyên DLST. Các loại hình du lịch sinh thái. Các kiến thức, phương pháp và kỹ năng quy hoạch, quản lý các hoạt động du lịch sinh thái trên phương diện kỹ thuật, kinh tế-xã hội và môi trường. Kỹ năng làm việc tại các công ty du lịch sinh thái các khu bảo tồn, Vườn quốc gia,….

READ:  Giáo trình Du lịch sinh thái - Chủ biên GS TSKH Lê Huy Bá

5. Nội dung chi tiết môn học

PHẦN I: LÝ THUYẾT

Chương 1: Mở đầu

– Phát triển DLST trên thế giới và trong nước.
– Nhu cầu và tiềm năng phát triển DLST.

Chương 2: Hệ sinh thái và sự vận dụng các nguyên lý sinh thái học vào du lịch sinh thái

2.1. Những vấn đề chung về sinh thái học
– Sinh thái học cá thể (autoecology)
– Sinh thái học quần thể (population ecology)
– Sinh thái học quần xã (synecology)
2.2. Khái niệm/ Định nghĩa về Hệ sinh thái
2.3. Các đặc trưng về độ lớn, tính hệ thống, tính phản hồi của HST.
2.4. Cấu trúc và chức năng hệ sinh thái
2.5. Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái
2.6. Sự chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái và năng suất sinh học
2.7. Các nhân tố sinh thái
2.8. Một số quy luật cơ bản của sinh thái học
2.9. Cân bằng sinh thái
2.10. Sự phát triển và tiến hoá của hệ sinh thái
2.11. Đa dạng sinh học của hệ sinh thái
2.12. Sinh thái học và việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên

Chương 3: Những vấn đề cơ bản của DLST

3.1. Khái niệm về du lịch sinh thái
3.2. Các đặc trưng cơ bản của DLST
3.3. Phát triển DLST bền vững
3.4. Các nguyên tắc cơ bản của DLST
3.5. Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST

Chương 4: Tài nguyên du lịch sinh thái

4.1. Khái niệm về tài nguyên và tài nguyên DLST.
4.2. Đặc điểm của tài nguyên DLST
4.3. Các loại tài nguyên DLST cơ bản
4.4.Các tài nguyên DLST đặc thù.
4.5. Tài nguyên Văn hoá bản địa.

Chương 5: Xây dựng quy họach, kế hoạch quản lý và các chiến lược cơ bản phát triển DLST

5.1. Định nghĩa quy hoạch DLST
5.2. Những đặc trưng cơ bản của lãnh thổ DLST
5.3. Các yêu cầu cần thiết lựa chọn khu vực để phát triển DLST
5.4. Các nguyên tắc của quy hoạch và thiết kế DLST
5.5. Các bước cơ bản của quy hoạch và thiết kế DLST
5.6. Sản phẫm của quy hoạch và thiết kế DLST (Một ví dụ thực tế cụ thể)

Chương 6: Một số phương pháp trong lập kế hoạch và phát triển du lịch sinh thái

6.1.Phương pháp khung luận lý (Logframe method).
6.2.Phương pháp phân tích SWOT.
6.3. Phương pháp tính sức chứa (Carrying Capacity).
6.4. Phương pháp luận “Các giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận được – Limits of Acceptable Change (LAC).

READ:  Đề cương ôn tập Du Lịch Sinh Thái

Chương 7: Du lịch sinh thái và bảo tồn thiên nhiên

7.1. Hiện trạng phát triển DLST ở các KBTTN Việt Nam
7.2 Quan điểm phát triển DLST ở các khu BTTN.
7.3. Du lịch sinh thái và bảo tồn thiên nhiên.
7.4. Các bên tham gia vào hoạt động DLST (Stakeholders)
7.5. DLST và các khu BTTN
7.6. Lợi ích của DLST
7.7. Tác động tiêu cực của DLST đối với môi trường
7.8. Phương pháp giám sát

Chương 8: Quản lý du lịch sinh thái.

8.1. Các hoạt động DLST chính ở các KBTTN
8.2. Hoạt động DLST ở các KBTTN :
• – Trung tâm du khách
• – Đường mòn diễn giải
• – Hướng dẫn viên DLST
• – Nhà nghỉ
– Xúc tiến các dự án DLST

PHẦN 2- THỰC HÀNH :

+ Phần seminar : Thiết kế theo 2 cách:
– Giảng viên hướng dẫn sinh viên thăm thực tế 01 BTTN / VQG hoặc 01 khu DLST, sau đó tổ chức seminar về các nội dung: Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái; Đánh giá thực trạng và tiềm năng các hoạt động DLST; Ứng dụng kỹ thuật/ phương pháp lập kế hoạch và phát triển DLST tại một địa điểm.
– Giảng viên hướng dẫn sinh viên tham khảo tài liệu tiếng Việt hoặc tiếng Anh liên quan đến môn học. Sinh viên chọn nhóm, tự xây dựng nội dung và làm seminar theo chủ đề trình bày trên lớp.

6. Học liệu

• Học liệu bắt buộc:

1. Lê Huy Bá, Thái Lê Nguyên, 2006. Du lịch sinh thái. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
2. Chế Đình Lý, 2006. Giáo trình môn học Du lịch sinh thái. Viện Môi trường và Tài nguyên- ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
3. Phạm Trung Lương, 2002. Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Du lịch sinh thái. Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý (Bản dịch tiếng Việt. Tập 1, 2). IUCN Việt Nam, NEA, 2000.

• Học liệu tham khảo:

1. Fundeso, CAECI, CKL, 2005. Cẩm nang quản lý và phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên phía Bắc Việt Nam. Fundeso, CAECI, Cục Kiểm lâm- Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005.
2. Ecotourism: principles, pratices and policies for sustainability. UNEP, 2002.
3. Viet Nam’s Eco-tourism Challenges. Attila Woodward, 2006.
4. http://w.w.w.vietnamtourism.com
5. http://w.w.w.vietnamtourism.gov.vn
6. http://w.w.w.dulichvn.org.vn
7. http://w.w.w.vietnamtourism-info.com
8. http://w.w.w.ecotourism.org
9. http://en.wikipedia.org/wiki/Ecotourism
10. http://www.uneptie.org/pc/tourism/ecotourism/home.htm
11. http://www.nature.org/aboutus/travel/ecotourism/
12. http://www.nature.org/aboutus/travel/ecotourism/resources/

Giảng viên Duyệt Chủ nhiệm bộ môn Thủ trưởng đơn vị đào tạo