Hãy chỉ ra các cơ sở hình thành và quá trình hình thành văn hóa truyền thống Việt Nam

Nền văn hóa truyền thống VN là sản phẩm của một quá trình lịch sử lâu dài, từ buổi đầu dựng nước cho đến đầu thế kỉ 19, đó là quá trình tương tác giữa tự nhiên và xã hội.

Văn hóa truyền thống VN được hình thành từ những nền tảng văn hóa bản địa và tiếp thu với những nền văn hóa bên ngoài để tạo nên 1 bản sắn văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Kết quả hình ảnh cho hình thành văn hóa truyền thống Việt Nam

-Nền tảng văn hóa bản địa:

+Văn hóa Đông Nam á thời tiền sử: chia làm 2 giai đoạn: thời đại đá cũ và thời đại đá mới có niên đại cách chúng ta khoảng 20000 năm đến 7000 năm, là giai đoạn hình thành những nền tảng đầu tiên của nền văn hóa Đông Nam á, các cộng đồng người sinh tụ trên những địa bàn nay thuộc lãnh thổ Việt Nam đã có những đóng góp xuất sắc, tiêu biểu cho tiến trình này, được ghi nhận bởi sự tồn tại của nền văn hóa tiêu biểu: thời đại đá cũ và thời đại đá mới.

+Văn hóa bản địa Việt Nam thời sơ sử: là thời kì hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên của Việt Nam, Văn Lang – Âu Lạc kéo dài trong khoảng 2000 năm TCN, trên nền tảng của nền văn minh lúa nước và văn minh đồ đồng cùng với sự hình thành và phát triển của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, đã định hình và phát triển 1 nền văn hóa bản đại Việt Nam – văn hóa Đông Sơn – đỉnh cao của văn hóa dân tộc thời sơ sử.

READ:  Tái sản xuất là gì?

-Tiếp thu văn hóa ngoại sinh:

Trong 10 thế kỉ đầu công nguyên, Việt Nam đã có cuộc tiếp xúc và giao lưu văn hóa với 2 nền văn hóa lớn của phương Đông là Trung Hoa và ấn Độ đã dẫn đến sự thay đổi cấu trúc văn hóa bản địa thời sơ sử để hình thành cấu trúc văn hóa Việt Nam thời phong kiến.

-Tiếp xúc văn hóa với Trung Hoa – sự du nhập của Nho giáo.

-Giao lưu văn hóa với ấn Độ – sự du nhập của Phật giáo.

-Sự xâm lược của thực dân Pháp gần 100 năm đã tạo nên cuộc giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây.

Văn hóa truyền thống được hình thành trên cở sở văn hóa nông nghiệp.nền văn hóa truyền thống Việt Nam là sản phẩm của một quá trình lịch sử lâu dài, từ buổi đầu dựng nước cho đến cuối thể kỷ 19. Trong quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, các cộng đồng cư dân sống trên lãnh thổ Việt Nam đã sáng tạo nên các đặc trưng văn hóa, để rồi qua thời gian, các đặc trưng ấy đã kết tụ nên bản sắc riêng của dân tộc, được biểu hiện trong lối sống, thói quen, cáh tư duy, ứng xử…,được trao quyền qua nhiều thế hệ, và đến nay vẫn còn chi phối sâu sắc đến đời sống của xã hội Việt Nam hiện đại.

READ:  Phân tích thái độ ứng xử văn hóa của người Việt với môi trường xã hội thể hiện ở lĩnh vực văn hóa vật chất

-Tầng văn hóa bản địa hình thành từ thời tiền sử và sơ sử.

-Tầng văn hóa ngoại sinh gồm những yếu tố văn hóa được tiếp nhận qua quá trình tiếp xúc và giao lưu với 2 nền văn hóa lớn của Phương Đông là Trung Hoa và ấn Độ trong 10 thế kỉ đầu công nguyên.