Hãy chỉ ra cơ sở hình thành biểu hiện của tính cộng đồng và tác động hai mặt của nó đến cách tư duy ứng xử của người Việt

ý thức cộng đồng đã tạo nên một chất keo gắn bó các thành viên trong làng, khiến cho làng trở thành một đơn vị cố kết chặt chẽ. Tính cộng đồng được hình thành trên nền tảng của văn háo làng cũng chính là cơ sở để hình thành tinh thần đoàn kết dân tộc như một giá trị tinh thần truyền thống quí báu của dân tộc ta.

Kết quả hình ảnh cho tính cộng đồng

Lối sống định cư của cư dân nông nghiệp trồng trọt đã hình thành nên tính cộng đồng như là một đặc trưng tiên biểu của văn hóa làng. Tính cộng đồng là sự liên kết, gắn bó chặt chẽ giữa các gia đình, gia tộc, giữa các thành viên trong làng với nhau.

Cơ sở hình thành tính cộng đồng:

Tính cộng đồng của văn hóa làng Việt được hình thành trên nền tảng của hai mối quan hệ: láng giềng và huyết thống.

-Quan niệm láng giềng: do phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước đòi hỏi phải định cư, quần tụ thành làng, từ đó hình thành mối quan hệ láng giềng gắn bó.

+Bán an hem xa mua láng giềng gần.

-Quan hệ huyết thống: làng Việt được hình thành trên cơ sở của sự quần tụ các gia đình có cùng huyết thống, gắn bó, cưu mang, đùm bọc nhau cà về vật chất lẫn tinh thần.

+Sẩy cha có chú, sẩy mẹ bú dì.

+Chị ngã em nâng.

+Một người làm quan cả họ được nhờ.

READ:  Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa thuyết Âm dương Ngũ hành với sự hình thành các triết lý sống của con người

Biểu hiện của tính cộng đồng:

Về kinh tế: gắn kết với nhau về kinh tế giữa các thành viên trong làng xã, luôn tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, chống thiên tai, hạn hán, lũ lụt, khi đói rét, mất mùa…

+Một miếng khi đói bằng một gói khi mua.

+Lá lành đùm lá rách.

Về tình cảm: luôn giúp đỡ nhau khi có khó khăn, hoạn nạn, khi vui, kkhi buồn.

+Một con ngựa đau cà tàu bỏ cỏ.

+Bầu ơi thương lấy bí cùng.

Về phong tục, tín ngưỡng: có chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng, cùng thờ chung một vị thần của làng (thành hoàng), cùng tham gia các hội hè, đình đám… đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích ca nhân.

Về pháp luật: có qui ước. luât tục riêng của làng, mỗi thành viên trong cộng đồng không được pháp luật công nhận với tư cách cá nhân, mà bị hòa tan trong cái chung của cộng đồng, làng xã.

+Một người làm quan cả họ được nhờ.

+Phúc cùng hưởng, họa cùng chia.

ý thức cộng đồng đã tạo nên một chất keo gắn bó các thành viên trong làng, khiến cho làng trở thành một đơn vị cố kết chặt chẽ. Tính cộng đồng được hình thành trên nền tảng của văn háo làng cũng chính là cơ sở để hình thành tinh thần đoàn kết dân tộc như một giá trị tinh thần truyền thống quí báu của dân tộc ta.

READ:  Hãy nêu một vài câu tục ngữ thành ngữ trong kho tang văn học dân gian Việt Nam thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam

Tác động hai mặt của tính cộng đồng đến lối sống, cách tư duy và ứng xử của người Việt

+Tác động tích cực:

  • Tạo nên nếp sống dân chủ bình đẳng, và tính tập thể hòa đồng “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
  • Tạo nên sự gắn bó, đoàn kết tương trợ, cưu mang đùm bọc lẫn nhau, là cơ sở tạo nên lối sống trọng tình – một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt: “Chị ngã em nâng”, “Lá lành đùm là rách”.

+Tác động tiêu cực:

  • Tạo nên tư tưởng bè phái.
  • Thói dựa dẫm, ỉ lại vào người khác -> tư tưởng cầu an, cả nể, sợ va chạm, sợ mất lòng nhau.
  • Thói cào bằng, đố kị, thủ tiêu ý thức về con người cá nhân, tu tưởng bình quân chủ nghĩa.
  • Trọng tình, cả nể là nguyên nhân tạo nên lối ứng xử đặt tình cao hơn lí.