So sánh | Thuận Tiện | Theo phán đoán | Theo hạn ngạch | Phát triển mầm |
Ưu điểm | Tiếp cận đối tượng thuận tiện nhất. | Dễ tiếp cận đối tượng. | Dễ tiếp cận đối tượng. | Tính đại diện, tổng quát hóa cho đám đông cao nhất trong chọn mẫu phi XS. |
Nhược điểm | Số mẫu tối thiểu cần tăng lên 10 -> 20%. | Cần kinh nghiệm để phán đoán đối tượng phù hợp | Cần kinh nghiệm để chọn nhóm trước khi tiếp cận đối tượng. |
Khó tiếp cận đối tượng nhất nhất trong chọn mẫu phi XS. |
Phạm vi sử dụng | Dùng cho các đám đông có sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng | Dùng cho các nghiên cứu đã có nhiều kinh nghiệm. | Dùng cho các đám đông có sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng và dùng cho các nghiên cứu đã có nhiều kinh nghiệm. | Dùng cho các đám đông có rất ít phần tử và khó xác định các phần tử |
Ví dụ | Điều tra với mẫu là người có thu nhập trung bình từ 18-40 tuổi. Nhân viên điều tra có thể chặn bất cứ người nào mà họ gặp ở trung tâm thương mại, đường phố, cửa hang… thỏa điều kiện và đồng ý phỏng vấn là chọn. |
Chẳng hạn, nhân viên phỏng vấn được yêu cầu đến các trung tâm thương mại chọn các phụ nữ ăn mặc sang trọng để phỏng vấn. Như vậy không có tiêu chuẩn cụ thể “thế nào là sang trọng” mà hoàn toàn dựa vào phán đoán ( như là đang mua sắm ở plaza, đang uống café sang trọng, … ) để chọn ra người cần phỏng vấn. | Yêu cầu các vấn viên đi phỏng vấn 800 người có tuổi trên 18 tại 1 thành phố. Ta có thể phân tổ theo giới tính và tuổi như sau:chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 18 đến 40, chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 40 trở lên. Sau đó nhân viên điều tra có thể chọn những người gần nhà hay thuận lợi cho việc điều tra của họ để dễ nhanh chóng hoàn thành công việc. |
Yêu cầu các vấn viên đi phỏng vấn người chơi gôn trong thành phố. Người phỏng vấn có thể tìm một vài người chơi gôn ( chọn mầm) sau đó mời những người chơi gôn khác thông qua người này. |