Hoàn cảnh lịch sử, thành quả và bài học kinh nghiệm của cao trào dân chủ 1936 — 1939?

1. Hoàn cảnh lịch sử của Cao trào dân chủ 1936 – 1939

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới của chủ nghĩa tư bản đẩy những mâu thuẫn vốn có của chúng ngày càng sâu sắc Chủ nghĩa phátxít đã ra đời. Đó là nền chuyên chính độc tài nhất, tàn bạo nhất, sô vanh nhất, hiếu chiến nhất của bọn tư bản tài chính phản động. Chuyên chính phát xít đã được thiết lập, tiêu biểu ở Đức – Ý – Nhật và một số nước khác. Phong trào chống phát xít nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước đã thu hút các lực lượng có xu hướng chính trị khác nhau.

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản nhận định: “lực lượng phản cách mạng phátxít đang tấn công vào chế độ dân chủ tư sản, đang ra sức bắt những người lao động phải sống dưới chế độ bóc lột và bị đàn áp dã man nhất, ngày nay trong nhiều nước tư bản chủ nghĩa; quần chúng lao động phải lựa chọn một cách cụ thể không phải giữa chuyên chính vô sản với chế độ dân chủ tư sản mà là giữa chế độ dân chủ tư sản với chủ nghĩa phátxít”.

Vậy kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân thế giới lúc này không phải là chủ nghĩa tư bản hoặc chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phátxít, nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân quốc tế là đấu tranh chống chủ nghĩa phátxít giành dân chủ và hoà bình. Giai cấp công nhân quốc tế phải thống nhất hàng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân rộng rãi.

Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, “vấn đề mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt”.

Đại hội VII của Quốc tế cộng sản đã giúp Đảng ta trong việc phân tích tình hình, đề ra nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.

Ở Pháp, Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập (5-1935) đã giành được thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử năm 1936, một chính phủ tiến bộ – chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp ra đời.

READ:  Những biến đổi của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai? Trong những biến đổi đó biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Ở nước ta, Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động sâu sắc đến đời sống các giai cấp, các tầng lớp nhân dân lao động, đến cả các nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn thi hành chính sách bóc lột, vơ vét và khủng bố, đàn áp dã man phong trào cách mạng của nhân dân ta.

Tháng 7-1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) do đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì, Hội nghị nhận định: Nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ giai cấp địa chủ, thực hiện người cày có ruộng không hề thay đổi, nhưng chưa phải là nhiệm vụ cách mạng trực tiếp trong lúc này. Yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân Đông Dương là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Phải thành lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi “bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau đấu tranh đòi những điều dân chủ đơn sơ…”.

Hội nghị đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược với mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng nước ta.

Do đó, đã nhanh chóng đưa phong trào cách mạng của quần chúng lên một giai đoạn mới.

2. Thành quả và bài học kinh nghiệm của Cao trào dân chủ 1936 – 1939

Thực hiện chủ trương, chính sách mới, Đảng đã vượt qua bao trở lực, khó khăn do sự đàn áp của kẻ thù, sự phá hoại của bọn trốtkít, những xu hướng sai lầm, tả hữu khuynh trong nội bộ phong trào. Đảng đã thu được nhiều thắng lợi có ý nghĩa to lớn:

Uy tín của Đảng lan rộng, thấm sâu vào những tầng lớp quần chúng rộng rãi; đã động viên, giáo dục chính trị, xây dựng tổ chức, đoàn kết đấu tranh cho hàng triệu quần chúng, thông qua những cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, từ nhà máy đến đồn điền, hầm mỏ đến các làng mạc, thôn xóm. Thắng lợi to lớn đó tạo nên những tiền đề để Đảng đưa quần chúng vào những trận chiến đấu kiên quyết sau này.

READ:  Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc xác định tốc độ xây dựng và phát triển của nền kinh tế xã hội ở nước ta từ thời kỳ miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Những bài học kinh nghiệm:

– Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu trước mắt, xác định đúng kẻ thù, nhiệm vụ cụ thể và khẩu hiệu sát hợp để động viên quần chúng lên trận tuyến cách mạng.

– Kết hợp hoạt động bất hợp pháp và hoạt động công khai, hợp pháp, sử dụng mọi hình thức tổ chức và đấu tranh, chống khuynh hướng bảo thủ, rụt rè, đồng thời chống chủ nghĩa công khai, hợp pháp, không coi trọng xây dựng đảng bí mật và hoạt động bất hợp pháp của Đảng, sẵn sàng về tư tưởng và tổ chức để chuyển hướng hoạt động khi tình hình thay đổi đột ngột.

– Phải giữ vững sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng, giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực tự động công tác, phát huy sáng kiến của từng đảng viên, từng chi bộ đảng.

– Phấn đấu xây dựng một mặt trận thống nhất dân chủ rộng rãi, vững mạnh do Đảng lãnh đạo. Có đường lối sách lược liên minh đúng đắn với các bạn đồng minh, đập tan mọi âm mưu và thủ đoạn xuyên tạc, phá hoại của bọn phản động.