Lịch sử 7 – Bài 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG XÂM LƯỢC (1075 – 1077)

Năm 981 mối quan hệ giữa 2 nước được củng cố nhưng từ giữa thế kỷ XI, quan hệ 2 nước bị cắt đứt bởi nhà Tống có những hành động khiêu khích xâm lược đại Việt.

[toc]

I. GIAI ĐOẠN THỨ MỘT (1075)

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

– Thế kỉ XI nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế ,chính trị

– Xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.

– Nhà Tống xúi Cham-pa đánh Đại Việt,ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa 2 nước…

2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.

a. Nhà Lý chuẩn bị:

– Nhà lý chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó.

– Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.

– Chủ trương của nhà Lý:Tấn công trước để phòng vệ.

b. Diễn biến:

– Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.

– Lý Thường kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.

– Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu tướng giặc phải tự tử.

c. Ý nghĩa: Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta .

READ:  Lịch sử 7 - Bài 5: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN

II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 – 1077)

1. Kháng chiến bùng nổ

a. Nha Lý chuẩn bị

– Nhà Lý ra lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị đề phòng

– Chọn phòng tuyến sông Như Nguyệt làm nơi đối phó với quân Tống.

b. Diễn biến

– Cuối năm 1076 quân Tống kéo vào nước ta

– 1077 nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của giặc.

– Lý Kế Nguyên đã mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thủy của giặc

c.Kết quả:Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt vào sâu được

2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

a. Diễn biến

– Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt làm chúng không tiến vào được.

– Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bắt ngờ đánh vào đồn giặc.

b. Kết quả:

– Quân giặc “mười phần chết đến năm sáu phần”.

– Quách Qùy chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.

c. Ý nghĩa:

– Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

– Củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.

– Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống

READ:  LỊCH SỬ 7 - BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU

Kiến thức cần nhớ bài Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

Kiến thức:

  • Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là bành trướng lãnh thổ, đồng thời để giải quyết khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.
  • Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng.

Kỹ năng:

  • Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tiến công vào đất Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy.
  • Phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử.

Tư tưởng:

  • Giáo dục lòng tự hào dân tộc và biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt có công lao lớn với đất nước.
  • Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đoàn kết dân tộc.