Mối quan hệ dân số và giáo dục

[toc]

1. Tác động của dân số tới giáo dục

Dân số là tiền đề quan trọng của sự phát triển giáo dục, dân số có tác động rất lớn đến toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển giáo dục hoặc đẩy mạnh công tác giáo dục về mọi mặt hoặc kìm hãm sự phát triển giáo dục cả về số lượng cũng như chất lượng.

-quy mô và tốc độ tăng dân số có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của giáo dục

+ Trực tiếp: Dân số đông và tăng nhanh → số dân đi học đông → mở nhiều trường lớp→ đồ dùng học tập tăng → đội ngũ giáo dục tăng.

+ Gián tiếp: Dân số đông tăng nhanh → quy mô giáo dục → chất lượng giáo dục thông qua chất lượng cuộc sống.

l VD : Theo số liệu tổng cục thống kê – niên giám thống kê 1997 :VN Sau 14 năm học ,số lớp học đã tăng lên 139.500 lớp và số giáo viên trực tiếp giảng dạy có thêm 353,9 nghìn người.

l Tính trung bình mỗi năm học nước ta phải xây dựng thêm 10.000 lớp và đào tạo thêm trên 25.000 giáo viên.Tuy nhiên số giáo viên vẫn thiếu trầm trọng đặc biệt là giáo viên tiểu học ở các vùng núi, vùng dân tộc ít người.

Dân số tăng hợp lí ,cân đối sẽ trở thành điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của giáo dục cả về chất lượng cũng như số lượng

-Dân số tăng quá nhanh sẽ dẫn đến sự gia tăng tỉ trọng dân số trong độ tuổi đi học dẫn đến chất lượng và quy mô phát triển của giáo dục đều sụt kém do tác động tiêu cực trực tiếp và gián tiếp của dân số.

Ở một số nước công nghiệp phát triển cao có hiện tượng dân số giảm ,giáo dục cũng bị ảnh hưởng tiêu cực như phải thu hẹp quy mô đào tạo công nhân ,nhân viên cho các dịch vụ xã hội .

VD: Đức hiện nay đang là quốc gia có dân số già . Điều này đã khiến cho nguồn lao động ở đây không đáp ứng được nhu cầu tuyển lao động trong các ngành nghề→ thu hẹp quy mô đào tạo.

Ở nước ta dân số dưới 15 tuổi năm 1989 chiếm 38,9% đến 2005 giảm xuống còn 27%. Mức giảm này là nhờ kết quả của công tác DSKHHGĐ,song số dân trong độ tuổi đi học vẫn tăng hàng năm khoảng 1 triệu em.

Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, trong 5 năm học gần đây, tỷ lệ HS 6 tuổi nhập học lớp 1 trong tổng số trẻ 6 tuổi của cả nước có chiều hướng tăng. Nếu như năm học 2003-2004, có 1.342.975 HS 6 tuổi nhập học lớp 1 trong tổng số 1.468.810 trẻ 6 tuổi của cả nước, chiếm tỷ lệ 91,43%, thì năm học 2004-2005 tỷ lệ này là 95,76%, năm học 2008-2009 vừa qua đã tăng lên 96,63%

– Số học sinh tăng nhanh xã hội và gia đình gặp nhiều khó khăn cho đầu tư cho giáo dục và đào tạo.

– Tác động của dân số đối với giáo dục còn thể hiện ở tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học, nâng cao chất lượng giáo dục, quyền lợi học tập.

– Quy mô gia đình lớn hay nhỏ ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng giáo dục cho con em mình.

READ:  Thế nào là nền kinh tế đang ở bước đi ban đầu của quá trình công nghiệp hóa?

-cơ cấu dân số theo tuổi cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển giáo dục. cơ cấu dân số trẻ làm cho nhu cầu giáo dục lớn. ở hầu hết các nước đang phát triển, do mức sinh cao nên cơ cấu dân số trẻ, tháp tuổi dân số có đáy mở rộng . do đó, quy mô của nền giáo dục tương ứng với dân số này có học sinh cấp I> cấp II> cấpIII. Ngược lại, ở những nước có cơ cấu dân số già, cấu trúc của nền giáo dục tương ưng sẽ có học sinh cấp I< cấp II< cấp III.


Bảng 1: Dân số và tỷ lệ dân số trong độ tuổi học phổ thông.

Đơn vị: %

Nhóm tuổi

1979

1989

1999

2007

5-9

14,58

13,3

12,00

7,84

10 – 14

13,35

11,7

11,96

10,18

15 – 19

11,40

10,5

10,77

10,71

Tống tỷ lệ (%)

39,33

35,5

34,73

28,73

Tỷ lệ nhập học các bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đều tăng lên không ngừng. Đến năm 2007, bậc tiểu học đã đạt 98%, (so với 96%năm 2004), bậc trung học cơ sở: 90% (so với 65%năm 2003), và bậc trung học cơ sở: 50% (so với 38%năm 2000).

(Nguồn Báo Tuổi trẻ online, ngày 29-11-2007 và website của UNDP tại Việt Nam)

-Phân bố địa lý dân số cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của giáo dục.ở thành thị và các vùng đông dân , kinh tế thường phát triển hơn. Vì vây ở những nơi này hệ thông giáo dục thường phát triển hơn, nên trẻ em có nhiều cơ hội đêns trường hơn những vùng kém phát triển dân cư thư thớt.mật độ dân số cũng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng giáo dục. mật độ dân số quá lớn, số trẻ em đến tuổi đi học cao gây ra sự quá tải, học sinh phải học cả ca 3. Ngược lại, dân số quá thưa thớt, số trẻ em trong tuổi đi học không  nhiều, khoảng cách từ nhà đến trường cũng là một khó khăn cho nghành giáo dục.

2. Ảnh hưởng của giáo dục đến dân số

-Trình độ giáo dục dẫn đến mức sinh thấp

Trình độ học vấn cao của dân cư là một trong những yếu tố tác động đến mức sinh,là cơ sở vững chắc cho sự phát triển dân số hợp lí trong quá trình phát triển.Mức sinh phụ thuộc vào trình độ học vấn của dân cư,trước hết trình độ học vấn của phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ và sắp bước vào độ tuổi sinh đẻ.phụ nữ có trình độ học vấn cao thường ít con.

+ kiểm soát được thu nhập gia đình phụ nữ có trình độ học vấn cao →

+tiếp cận các dịch vụ sức khoẻ → sin ít con

+biết khhgđ

-Trình độ học vấn tỉ lệ nghịch với mức chết của bà mẹ và trẻ em

Khả năng sống của con cái có quan hệ chặt chẽ với trình độ học vấn của người mẹ.phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn thường có kiến thức chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng và thường có thu nhập cao hơn .bởi vậy khả năng nuôi dạy con cái tốt hơn

Tác động của giáo dục đối với dân số còn thể hiện ở trình độ học vấn trẻ em với chất lượng nguồn lao động trong tương lai với trình độ học vấn của bố mẹ, giữa giáo dục và đào tạo

READ:  Địa lý 9 - Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?

– Giáo dục còn ảnh hưởng tới di dân, đặc biệt là di dân tứ nông thôn ra thành thị. Trong đại bộ phận các nước đang phát triển, thành thị là nơi có đk sống tốt hơn ở nông thôn và dễ kiếm việc làm hơn. Do đó những người có trình độ học vấn ở nông thôn thường di cư ra thành thị

– ảnh hưởng của giáo dục đến hôn nhân thể hiệ qua quyền lưạ chọn bạn đời, tuổi kết hôn lần đâu và ly hôn. Thanh niên nam nữ có trình độ học vấn cao, đặc bệt là phụ nữ có quyền lựa chọn bạn đời của mình.

3. Chiến lược dân số tại Việt Nam từ 2001_2010 của uỷ ban quốc gia dân số và kế hoạch hoá gia đình

3.1.Mục tiêu của chiến lược dân số 2001 – 2010

a. Mục tiêu tổng quát :

Thực hiện gia đình ít con ,khỏe mạnh tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lí để có cuộc sống ấm no hạnh phúc, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu CNH – HĐH góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững đất nước

b. Các mục tiêu cụ thể :

Mục tiêu 1: Duy trì xu thế giảm sinh một cách vững chắc, để đạt được mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005, ở vùng sâu vùng xa và vùng nghèo chậm nhất vào năm 2010 để quy mô ,cơ cấu dân số và phân bố dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội vào năm 2010.

Mục tiêu 2: Nâng cao chất lượng dân số về thể chất trí tuệ và tinh thần, phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người ở mức trung bình tiên tiến thế giới vào năm 2010.

3.2.Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt vào năm 2010

Tổng tỷ suất sinh đạt mức thay thế

Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1,1%

Dân số cả nước không quá 88 triệu người

Tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại lên khoảng 70%

Hạ tỷ lệ chết sơ sinh xuống còn ( 25 phần nghìn )

Hạ tỷ suất chết mẹ xuống còn 70/100.000 ca đẻ sống

Giảm tỷ lệ nạo phá thai xuống bằng 50% hiện nay

3.3.Các giải pháp để thực hiện các mục tiêu chiến lược về dân số

Tăng cường công tác lãnh đạo ,tổ chức và quản lý

Truyền thông giáo dục ,thay đổi hành vi

Chăm sóc SKSS và KHHGĐ

Nâng cao chất lượng thông tin dữ liệu ,dân cư

Nâng cao dân trí ,tăng cường vai trò gia đình và bình đẳng giới

Xã hội hoá ( tăng cường vai trò của cộng đồng )

Bảo đảm tài chính và hậu cần

Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu cho đội ngũ làm công tác dân số