Tại sao dân cư nước ta tập trung nhiều ở đồng bằng và thưa thớt ở miền núi?

Tại sao dân cư nước ta tập trung nhiều ở đồng bằng và thưa thớt ở miền núi. Sự chênh lệch đó gây ra những hậu quả như thế nào? Hướng khắc phục ra sao?

Đồng bằng là nơi địa hình rộng rãi, tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho việc cư trú và đi lại. Đồng bằng cũng là nơi có đất đai màu mỡ, diện tích rộng, nguồn nước dồi dào nên có nhiều điều kiện dễ dàng cho sản xuất, trước hết là nền nông nghiệp sản xuất lúa nước.

– Ngành sản xuất lúa nước là một ngành kinh tế quan trọng từ lâu đời của nhân dân ta. Ngành này lại cần rất nhiều lao động, đặc biệt khi còn ở trình độ canh tác thủ công lạc hậu. Ngoài hoạt động nông nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh ở đồng bằng, đòi hỏi rất nhiều nhân lực. Kề sát bờ biển, lại có nhiều cửa sông là nơi thuận lợi để phát triển nghề cá nước ngọt, lợ và mặn. Với các điều kiện trên, đồng bằng đã thu hút một bộ phận lớn dân tộc Việt quy tụ về đây sinh sống.

READ:  Tại sao tỉ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ ngày càng tăng?

– Ngoài ra, sự gia tăng dân số khá nhanh, ở trong một điều kiện tự nhiên và kinh tế có nhiều thuận lợi hơn hẳn miền núi cũng ngày càng làm cho mật độ dân số ở đồng bằng gia tăng.

Trong khi đó, miền núi lại có độ cao hơn, độ dốc nhiều, mật độ chia cắt dày đặc, diện tích để sản xuất nông nghiệp không nhiều. Khí hậu cũng có nhiều trắc trở và thiếu dịu hòa. Tất cả những điều đó đã gây khó khăn cho sản xuất, cư trú và giao thông đi lại, góp phần làm hạn chế số dân ở miền núi

Sự phân bố dân cư chênh lệch như vậy gây ra nhiều khó khăn trong tiến hành phát triển đất nước. Miền núi với diện tích rộng (chiếm 4/5 lãnh thổ) là nơi giàu tài nguyên khoáng sản, lâm sản, có nhiều khả năng lớn cho chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp lâu ngày, nhưng lại thiếu nhân lực trầm trọng. Trong khi đó, ở đồng bằng, diện tích đất nhỏ hẹp, mật độ dân cư quá cao để dẫn đến tình trạng diện tích đất canh tác trên đầu người thấp dần (hiện nay chỉ 0,1 ha/người), lao động thừa tương đối gây lãng phí sức lao động. Ngoài ra, còn ảnh hưởng tới hướng chuyên môn hóa của từng đơn vị lãnh thổ do sức ép của dân số gây ra. Những điều đó còn gây khó khăn trong việc nâng cao đời sống và làm cho khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi, giữa miền xuôi và miền ngược ngày càng kéo dài.