Mục đích của việc đánh giá hồ sơ dự thầu là gì? Hãy trình bày các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu.

1. Mục đích của đánh giá hồ sơ dự thầu:

– Kiểm tra tính hợp lệ của nhà thầu cũng như hồ sơ dự thầu.

– Lựa chọn được nhà thầu đáp ứng tốt nhất theo yêu cầu dựa trên cơ sở đánh giá HSDT

Kết quả hình ảnh cho hồ sơ dự thầu

2. Các phương pháp đánh giá HSDT:

A. Phương pháp đánh giá hsdt và lựa chọn nhà thầu tư vấn

Có 5 phương pháp

2.1. Phương pháp dựa trên cơ sở chất lượng tốt nhất

2.1.1. Đánh giá đề xuất kỹ thuật

Đánh giá đề xuất kỹ thuật của các HSDT được thực hiện bằng phương pháp cho điểm theo những nội dung:

– Kinh nghiệm của nhà thầu

– Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu cùng lĩnh vực

– Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu có điều kiện tương tự

– Phương pháp luận hay phương pháp thự hiện dịch vụ tư vấn

– Kế hoạch thực hiện dich vụ tư vấn, sự hợp lý của tiến độ thực hiện các công việc

– Kế hoạch sử dụng bố trí nhân lực trong từng giai đoạn thực hiện dịch vụ

– Phương pháp đào tạo nhân sự cho bên mời thầu và chuyển giao công nghệ

– Các phương tiện và điều kiện làm việc mà nhà thầu sử dụng

– Sáng kiến, ý tưởng mới trong phương pháp thực hiện gói thầu

– Sự kết hợp với bên mời thầu trong quá trình thực hiện gói thầu

– Sự hiểu biết chung về gói thầu

– …

– Nhân sự của nhà thầu

Đánh giá dựa vào các tiêu chi

– Trình độ học vấn, quá trình đào tạo

– Thời gian công tác

– Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự

– Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của nhóm trưởng

– Số chuyên gia biên chế thương xuyên và hợp đồng của nhà thầu

– …

Đề xuất kỹ thuật đạt yêu cầu là đề xuất kỹ thuật có số điểm bằng hoặc vượt số điểm tối thiểu do bên mời thầu quy định trong HSDT. Thông thường số điểm tối thủy không thấp hơn 70% số điểm tối đa và trong đó không có nội dung nào đật số điểm ít hơn 50% số điểm tối đa được quy định cho nội dung đó.

2.1.2. Đánh giá đề xuất tài chính và lựa chọn nhà thầu

Bên mời thầu chỉ xem xét đề xuất tài chính của nhà thầu có đề xuất ký thuật đạt điểm cao nhất.

Đề xuất tài chính bao gồm chi phí cụ thể cho từng công việc do nhà thầu cũng như những khoản chi khác mà nhà thầu ước tính trong quá trình thực hiện gói thầu. Đề xuất tài chính của nhà thầu vượt mức chi phí dự tính của bên mời thầu khiến thỏa thuận không đạt được thì bên mời thầu tiếp tục xem xét để xuất tài chính của nhà thầu có đề xuất kỹ thuật xếp hạng sau đó. Nhà thầu trúng là nhà thầu đạt được thỏa thuận với bên mời thầu.

2.2. Phương pháp dựa trên cơ sở chất lượng và chi phí hợp lý nhất

2.2.1. Đánh giá đề xuất kỹ thuật

Tương tự như pp dựa trên cơ sở chất lượng tốt nhất

2.2.2. Đánh giá đề xuất tài chính

READ:  Sau khi đã nghiệm thu hợp đồng nhà thầu trúng thầu và đưa một phong trong thời gian vừa qua?

Được xem xét bằng cách chấm điểm. Điểm tối đa cho đề xuất tài chính bằng điểm tối đa cho đề xuất kỹ thuật

Áp dụng nguyên tắc: đề xuất nào có giá dự thầu thấp nhất sẽ đạt điểm tài chính tối đa, điểm của các đề xuất kỹ thuật khác tỷ lệ nghịch với giá chào thầu theo công thức

Điểm TC của nhà thầu A=( điểm tối đa x Giá thấp nhất) : Giá của A

2.2.3. Đánh giá tổng hợp và xếp hạng nhà thầu

Điểm tổng hợp của các hsdt được xây dựng trên cơ sở kết hợp điểm kỹ thuật và điểm tài chính của từng hồ sơ

Điểm tổng hợp = (điểm kỹ thuật x a + điểm tài chính x b) /100%

Bên mời thầu xếp hạng các hsdt theo điểm tổng hợp từ cao tới thấp và nhà thầu có hsdt với điểm tổng hợp cao nhất được bên mời thầu mời để hoàn thiện và kỹ hợp đồng thực hiện gói thầu

2.3. pp dựa trên cơ sở ngân sách giới hạn

Mức chi phí cao nhất mà bên mời thầu dự tính để thực hiện gói thầu sẽ được thống báo trong hsdt để các nhà thầu biết và trên cơ sở đó các nhà thầu đưa ra đề xuất kỹ thuật phù hợp

Đánh giá đề xuất kỹ thuật được tiến hành như các pp trên

Đối với đề xuất tài chính, bên mời thầu loại bỏ những đề xuất có giá chào thầu cao hơn mức quy định.

Trong số những hsdt đạt tiêu chuẩn yêu cầu về kỹ thuật và tài chính thì ben mời thầu lựa chọn hsdt có điểm đề xuất kỹ thuật vao nhất

2.4. pp dựa trên cơ sở giá thấp nhất

Hsdt có đề xuất kỹ thuật đạt yêu cầu và có đề xuất tài chính với giá thấp nhất sẽ được lựa chọn. pp đánh giá này áp dụng cho những gói thầu có yêu cầu kỹ thuật rất đơn giản và giá là yêu tố cạnh tranh quan trọng của các nhà thầu.

2.5. pp dựa trên năng lực chuyên môn của nhà thầu

Bên mời thầu chỉ cần dựa trên cơ sở về kinh nghiệm chuyên môn của cá nhà thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất.

B. Pp đánh giá hsdt và lựa chọn nhà thầu xây lắp

– Quá trình đánh giá HSDT cho gói thầu xây lắp được thực hiện theo 2 bước là đánh giá sơ bộ và đánh giá cho tiết.

+ Đánh giá sơ bộ được thực hiện với đề xuất kĩ thuật để kiểm tra tính hợp lệ của nhà thầu cũng như HSDT, kiểm tra bảo đảm dự thầu, kiểm tra năng lực tài chính…

+ Đánh giá chi tiết đượ thực hiện theo phương pháp giá đánh giá theo hai nội dung kỹ thuật và tài chính.

– Phương pháp sử dụng để đánh giá chi tiết HSDT xây lắp là phương pháp Giá đánh giá theo 2 nội dung kỹ thuật và tài chính.

2.1. Đánh giá nội dung kỹ thuật.

Xây lắp thường có rất nhiều các hạng mục liên quan đến các tiêu chuẩn kỹ thuật nên việc đánh giá nội dung kỹ thuật của HSDT xây lắp là vô cùng quan trọng. Đề xuất kỹ thuật là bản mô tả năng lực kỹ thuật của nhà thầu và biện pháp kỹ thuật cụ thể để thực hiện gói thầu. Các tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá như :

READ:  Tại sao phải quản lý hoạt động đấu thầu quốc tế?

– Tính hợp lí và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công và biện phápđảm bảo kỹ thuật.

– Mức độ đp ứng về yêu cầu kỹ thuật, chất lượng vật tư

– Mức độ đáp ứng về thiết bị thi công

– Các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy….

Sau khi đánh giá đề xuất kỹ thuật, bên mời thầu loại bỏ những đề xuất không đáp ứng được yêu cầu và tiến hành xem xét đề xuất tài chính của những HSDT còn lại.

2.2. Đánh giá đề xuất tài chính: tương tự gói thầu mua sắm hàng hóa.

C. Pp đánh giá hsdt và lựa chọn nhà thầu mua sắm

Để phù hợp với đặc điểm của từng loại hàng hóa trong gói thầu mua sắm hàng hóa mà việc đánh giá HSDT cung cấp hàng hóa có thể được tiến hành theo một theo 1 số phương pháp khác nhau như : Phương pháp giá đánh giá, phương pháp chấm điểm, phương pháp tỷ lệ giá/điểm

2.1Phương pháp sử dụng giá đánh giá.

– Đánh giá nội dung kĩ thuật: Gồm đánh giá về năng lực kinh nghiệm của nhà thầu và nội dung kĩ thuật của hàng hóa.

– Đánh giá đề xuất tài chính : Giá chào thầu không phảo là cơ sở duy nhất để lựa chọn nhà thầu vì giá chào thầu có thể được các nhà thầu xây dựng theo những điều kiện khác nhau. Do vậy, để đánh giá chính xác đề xuất về giá của các nhà thầu, bên mời thầu cần xây dựng lại giá chào thầu trên cơ sở các điều kiện thực hiện gói thầu như nhau.

2.2. Phương pháp tính điểm.

Phương pháp này được áp dụng đối với những hàng hóa mà đặc tính kỹ thuật đơn giản khiến cho không có sự khác biệt nào giữa các nhà thầu về các điều kiện giao hàng, bảo hành…và giá thành là yếu tố quyết định. Khi áp dụng phương pháp này bên mời thầu sẽ phải xây dựng một thang điểm trong đó số lượng các tiêu chí không nhiều và tiêu chí giá sẽ chiếm tỷ trọng lớn.

2.3. Phương pháp tính tỷ lệ Giá/ Điểm

Bên mời thầu có thể áp dụng phương pháp này đối với 1 số hàng hóa như máy móc, thiết bị có cấu tạo và yêu cầu kĩ thuật đơn giản.

Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, có giá đánh giá thấp nhất và có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt sẽ được xem xét trúng thầu