Tổng hợp câu hỏi và đề thi Đấu thầu quốc tế

Đấu thấu quốc tế được xây dựng để nghiên cứu chuyên sâu các quy định về hình thức tổ chức đấu thầu và nội dung liên quan đến đấu thầu quy định theo Luật Đấu thầu Việt Nam 2013 và hướng dẫn thực hiện đấu thầu của các Tổ chức tài trợ quốc tế.

đề thi Đấu thầu quốc tế

Hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế là hình thức được áp dụng phổ biến trong các dự án, gói thầu thuộc các nội dung mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp và dịch vụ tư vấn. Việc thực hiện đấu thầu là hoạt động nhằm đảm bảo tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao nhất trong các dự án có sử dụng nguồn vốn công hay vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế.

Đấu thầu quốc tế là môn học kết hợp giữa lý thuyết và các kiến thức thực tiễn trong hoạt động kinh tế và đời sống. Tài liệu học tập và tham khảo của môn học dựa trên các tài liệu của các Tổ chức tài trợ quốc tế do đó đòi hỏi người học phải có một trình độ ngoại ngữ nhất định.

Dưới đây là tổng hợp các mẫu câu hỏi, và mẫu lời giải cũng như đề thi nếu có để các bạn tham khảo

  1. Môn học Đấu thầu quốc tế học gì?
  2. Tại sao phải quản lý hoạt động đấu thầu quốc tế?
  3. Đấu thầu quốc tế là gì? Phân biệt đấu thầu trong nước với đấu thầu quốc tế
  4. So sánh đấu thầu quốc tế và đấu giá quốc tế
  5. Trình bày phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu ở Việt Nam
  6. Sử dụng các nguồn vốn ODA thì áp dụng các quy định về đấu thầu quốc tế nêu ra tại Luật Việt Nam như thế nào?
  7. Trình bày vai trò đấu thầu quốc tế với chủ đầu tư
  8. Trình bày vai trò của đấu thầu quốc tế đối với nhà thầu bên tham gia dự thầu
  9. Giá gói thầu là gì Giá dự thầu là gì Giá đánh giá là gì Giá đề nghị trúng thầu là gì Giá trúng thầu là gì?
  10. Gói thầu là gì? Tại sao một dự án lại được phân chia thành các gói thầu khác nhau?
  11. Trình bày các bước trong thực hiện đấu thầu trình tự thực hiện đấu thầu
  12. Kế hoạch đấu thầu thường bao gồm những nội dung gì? Tại sao chủ đầu tư cần xây dựng kế hoạch đấu thầu?
  13. Các đơn vị tư vấn báo cáo tiền khả thi, đơn vị phụ thuộc vào tổ chức, tài chính với chủ đầu tư có được tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu hay không? Tại sao?
  14. Những thông tin nào không được tiết lộ trong quá trình tổ chức đấu thầu?
  15. Bên mời thầu có được đưa ra yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa cụ thể trong hồ sơ mời thầu không?
  16. Có mấy hình thức lựa nhà thầu? Phân biệt đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế.
  17. Đấu thầu rộng rãi là gì? Đấu thầu hạn chế là gì? Đấu thầu rộng rãi khác với đấu thầu hạn chế ở những điểm nào?
  18. Chỉ định thầu là gì? Mua sắm trực tiếp là gì?
  19. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá là gì? Phân biệt hình thức chào hàng cạnh tranh và hình thức đấu thầu rộng rãi.
  20. Hình thức tự thực hiện trong đấu thầu là gì? Nếu bạn là chủ doanh nghiệp tư nhân, bạn sẽ áp dụng hình thức tự thực hiện trong trường hợp nào?
  21. Đấu thầu một túi hồ sơ là gì? Đấu thầu hai túi hồ sơ là gì? Đấu thầu hai giai đoạn là gì?
  22. Mục đích của việc đánh giá hồ sơ dự thầu là gì? Hãy trình bày các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu.
  23. Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm những công việc gì? Thế nào là một hồ sơ dự thầu không hợp lệ?
  24. Bảo đảm dự thầu là gì? Tại sao nhà thầu cần nộp bảo đảm dự thầu?
  25. Đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện thông qua các tiêu chuẩn nào?
  26. Khi nào thì nên thực hiện sơ tuyển nhà thầu? Phân biệt hồ sơ mời sơ tuyển nhà thầu và hồ sơ mời thầu
  27. Các nội dung chính trong Hồ sơ mời thầu bao gồm những gì?
  28. Hãy làm rõ hồ sơ dự thầu là gì? Làm rõ hồ sơ mời thầu là gì?
  29. Khi nào thì huỷ đấu thầu? Trách nhiệm về tài chính mà bên mời thầu cần thực hiện với các nhà thầu là như thế nào sau khi huỷ đấu thầu?
  30. Hình thức hợp đồng trọn gói là gì? Hình thức hợp đồng theo đơn giá là gì?
  31. Khi nào thì nhà thầu phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng? Bảo đảm thực hiện hợp đồng là gì?
  32. Thông thường việc điều chỉnh hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu áp dụng cho loại hợp đồng nào?
  33. Phân biệt hai khái niệm chủ đầu tư và bên mời thầu
  34. Tất cả hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu
  35. Ký hợp đồng theo hình thức nào với nhà thầu nếu các công việc mà nhà thầu thực hiện được xác định rõ về số lượng
  36. Tình huống Nhà thầu đã nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng nhưng từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực
  37. Sau khi trúng thầu, bạn yêu cầu nhà thầu nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng
  38. Sau một thời gian thực hiện hợp đồng nhà thầu trúng thầu yêu cầu điều chỉnh hợp đồng vì lý do là khối lượng và số lượng tăng
  39. Hồ sơ dự thầu nộp muộn là gì?
  40. Yêu cầu làm rõ hồ sơ mời thầu hay để đến khi thương thảo hợp đồng?
  41. Trong hồ sơ dự thầu nhà thầu cung cấp những thông tin mà bên mời thầu không yêu cầu?
  42. Sau khi đã nghiệm thu hợp đồng nhà thầu trúng thầu và đưa một phong trong thời gian vừa qua?