Mỗi người đều hy vọng mình sẽ yêu và muốn được yêu. Người có yêu cầu ái tính quá cao nhận thức sai lầm rằng: Chỉ cần giữ chặt đối phương và được đối phương đáp ứng thì đó là tình yêu. Nhưng đối phương không làm theo sự tưởng tượng của họ thì họ lập tức sinh lòng bất mãn.
Có những người vợ hết lòng chăm lo cho chồng nhưng khi chồng có việc bận không về ăn tối là lập tức tỏ ra cáu giận. Có những người chồng hết lòng chăm lo cho vợ nhưng khi người vợ tỏ ý làm trái ý chồng thì lập tức bộc lộ sự gia trưởng. Một số tình huống đó đại khái thường xảy ra. Rất nhiều người cho rằng nắm giữ được tình cảm của vợ hoặc chồng thì đó là tình yêu. Trên thực tế điều đó được gọi là “ái tình mang tố chất thần kinh”.
Loại ái tình mang tố chất thần kinh đó trên thực tế là một loại tình cảm của con người để trừ bỏ đi sự không yên ổn. Cái gọi là sự không yên ổn đó chỉ sự đối địch với người khác. Con người ta nuôi khát vọng có được tình yêu nhưng rất khó tin vào tình yêu của người khác. Cũng có một số người tin tưởng vào tình yêu của người khác nhưng lại hoài nghi, sợ người khác sẽ thay lòng đổi dạ.
Người tin tưởng người khác yêu mình xưa nay chứng minh không cần tình yêu. Nhưng để bản thân yên ổn, người ta vẫn hoài nghi người khác yêu mình. Vì không nắm được tình yêu nên vẫn muốn nuôi ý đồ chứng minh tình yêu là gì?
Thí dụ khi người chồng về nhà muộn, người vợ lập tức tỏ ý nghi ngờ chồng mà không còn yên ổn về tâm hồn. Trên thực tế, nhu cầu tình ái đó là thái quá vì đối phương không có cách nào đáp ứng cho đầy đủ. Điều đó khiến cho người vợ có cảm giác bị bỏ quên và nảy sinh ý thù địch với chồng, tạo ra một thứ tình cảm “Trong thế giới thù địch, một cá nhân cô lập”. Mặc dù như vậy, người lại sợ mất đi tình yêu của chồng nên đành kìm nén sự thù địch của mình. Vì thế tình cảm không yên ổn phát triển ngày càng cao dẫn đến vòng tuần hoàn chán ghét.