Nghiên cứu giải thích (explanatory research) được phân chia dựa trên tiêu chí là: kết quả đạt được của một nghiên cứu. Trong nghiên cứu giải thích thì mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (biến nghiên cứu) và biến độc lập (biến tác động) được lượng hoá để giải thích tại sao (why) có mối quan hệ này – có nghĩa là nghiên cứu giải thích đi tìm nguyên nhân (cause) và lý do (reason) có mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
Ví dụ: Trong một nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình môn toán của học sinh. Chúng ta giả thuyết rằng, điểm trung bình môn toán của học sinh bị tác động bởi các yếu tố sau : Chuyên cần, số giờ tự học, mức độ yêu thích môn toán, mức độ yêu thích giáo viên dạy môn toán, học lực trung bình của học sinh.
Trong ví dụ trên, biến nghiên cứu là điểm trung bình môn toán của học sinh. Các biến tác động là: Chuyên cần, số giờ tự học, mức độ yêu thích môn toán, mức độ yêu thích giáo viên dạy môn toán, học lực trung bình của học sinh.