Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội?

1. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội: tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội như là điều kiện cần và đủ trong quá trình phát triển nền kinh tế. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội được hiểu trên hai mặt:

1.1.Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng:

Với xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, hơn bao giờ hết các quốc gia luôn phải xem xét vấn đề kinh tế gắn liền với các vấn đề về xã hội, ổn định chính trị và đảm bảo an ninh quốc phòng, cụ thể là:

-Tăng cường kinh tế là “điều kiện cần” để thực hiện tiến độ xã hội.

Mới chỉ là “điều kiện cần” thôi, vì ngoài yêu cầu “ấm no” để đạt được “hạnh phúc” cần có sự công bằng, văn minh, tiến bộ xã hội và các giá trị tinh thần khác, còn đòi hỏi sự nổ lực nhiều mặt khác từ phía nhà nước.

Trên thực tế nhiều nước có tăng trưởng kinh tế không thấp, nhưng các chỉ số về phát triển xã hội không cao hơn hoặc bằng các nước có GDP thấp hơn. Các nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ thịnh vượng là một ví dụ về vấn đề này. Bên cạnh đó, giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau của một quốc gia cũng không hẳn luôn là tỉ lệ thuận.

READ:  Trình bảy những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Có tăng trưởng kinh tế, của cải vật chất dồi dào mới có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, giải phóng con người và thực hiện sự bình đẳng xã hội.

-Mặt khác tiến bộ xã hội là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế , vì mọi nền kinh tế đều có môi trường tự nhiên và môi trường xã hội để tăng trưởng. Môi trường xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự tăng trưởng.

-Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng cho việc ổn định chính trị và có điều kiện cũng cố an ninh quốc phòng. Và đến lượt mình, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững là nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế

1.2.Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các biện pháp tạo ra sự tăng trưởng.

-Một mặt, tăng trưởng kinh tế là kết quả của các tiến bộ về: về tổ chức sản xuất, quản lý và khoa học – công nghệ.

-Mặt khác, sự tăng trưởng kinh tế là điều kiện thúc đẩy việc tổ chức lại SX, hoàn thiện quản lý và đầu tư đổi mới công nghệ

Hai mối quan hệ cơ bản trên luôn phải được xem xét cả hai chiều thuận nghịch. Đây là mối quan hệ nhân quả, song vấn đề đặt ra ở đây là giải bài toán “con gà và quả trứng”. Đòi hỏi trong từng điều kiện cụ thể phải tìm được đáp án nào để được hiệu quả cao nhất.

READ:  Tài liệu - đề thi - câu hỏi môn Bảo hiểm thương mại

2. ý nghĩa của việc nhận thức rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội trong công tác quản lý nhà nước.

Nhận thức về tăng trưởng và phát triển kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với quản lý NN và còn đối với doanh nghiệp. Nhận thức được các phạm trù trên cho chúng ta một cách nhìn toàn diện, đó là cách nhìn theo quan điểm duy vật biện chứng; xem xét sự vật, hiện tượng về cái chất và lượng cũng như các mối quan hệ giữa chúng cụ thể:

  1. Khi xác định và thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải có chiến lược và sách lượt, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế- Xh cụ thể.
  2. Khi theo đuổi mục tiêu kinh tế phải đồng thời đảm bảo mục tiêu có liên quan (tác động đến các mục tiêu đó)
  3. Phải có cái nhìn toàn diện và trong chừng mực nào đó phải biết huy sinh cái cục bộ, nhất thời.