Tìm hiểu về làng xã của Việt Nam – CSVHVN

Nhận xét chung:Làng xã VN xu ất hiện có thể được coi là sản phẩm của nền nông nghiệp lúa nước. Nguyên tắc thành lập làng:nguyên lí cội nguồn và cùng chỗ.

->Phân tích:

Bổ sung:Vào thập kỷ 20 của thế kỉ XX ở vùng châu thổ sông Hồng lại có hàng tram làng có dân số trên 3000 người.Sở dĩ ngụ cư ngày càng nhiều trong làng xã sông Hồng mà chủ yếu là ven sông,ven biển là do những lý do chính sau đây:

-Hợp tác để sử dụng nguồn nước,giải quyết các vấn đề thủy lợi -Hợp tác đổi công và bảo vệ ruộng đòng

-Hợp tác chống thiên tai,bão lũ

-Lý do chính,chế độ thừa kế

*Làng là một đơn vị cố kết cộng đồng tự quản:

-Về cảnh quan:Làng Việt xưa thường là một đơn vị cộng đồng tại một vùng đất nhất định,họ cùng nhau làm ăn,sinh sống cố định trên mảnh đất gọi là quê hương.Một làng thường được bao bọc bởi lũy tre xanh,thông thương với bên ngoài bằng một cái cổng làng,đó là một không gian ngụ cư “nửa hở nửa kín”. Bên trong làng,là một không gian thoáng mở,có thể nói là thân tình.Nhà cửa các hộ gia đình thường được ngăn cách sơ sài với nhau.Đình làng,chùa,miếu,miện,quán cầu,cây đa,giếng nước là những điểm giao tiếp cộng đồng.

-Làng là đơn vị kinh tế của quốc gia

+Thời xưa,kinh tế của những làng thuần nông thường là kinh tế tự cung tự cấp.

+ Phần lớn các hoạt động kinh tế đều thực hiện ở quy mô làng -Làng là đơn vị tín ngưỡng

Làng là một đơn vị cố kết và tự qu ản về mặt văn hóa tinh thần.

-Tính ngưỡng phổ biến ở làng Bắc Bộ là tín ngưỡng thờ thành hoàng làng.Đây được coi là vị thần bảo trợ cho cuộc sống của người dân làng.

-Hằng năm vào dịp đầu xuân,các làng thường tổ chức lễ làng,tưởng niềm người thành lập nên làng của họ và những người có công trạng lớn làm rạng danh làng.

->Xem thêm ở phần sau -Quan hệ người làng xã với nhau

+ Người dân làng sống thân tình với nhau,ít có đề phòng.

+Trong làng quê vốn tồn tại hai loại quan hệ huyết thống và địa vực.Hai loại quan hệ này ở vùng chaai thổ sông Hồng thường không tách biệt mà hòa hợp với nhau.Hôn nhân cùng làng đã gắn bó thêm mối quan hệ làng xã.Quan hệ giữa người làng với nhau rất mật thiết cũng có vị trí quan trọng trong sinh hoạt con người.“Khi hòn đá đã đổ mồ hôi”,’Tắt đèn tối lửa” gia cảnh khó khan thì hàng xóm sẽ là điểm tựa giúp giải quyết khó khan vì hàng xóm không chỉ là người cùng địa vực mà còn có thể là an hem họ hàng sinh sống cùng nhau.

+ Người ta thường sống theo những phong tục tập quán cổ truyền mang tính mềm dẻo(lệ làng),là đối trọng của phép nước mang tính cứng rắn.

+ Làng cũng có một không gian văn hóa riêng như:trẻ em của làng được giao cho một thầy đồ được làng chu cấp.Trong năm người ta tổ chức những đám rước tế,lễ hội,các bữa cỗ taajo thể linh đình,các dịp khao vọng,cheo cưới những dịp thu hút đông đảo dân làng,vừa nghiêm trang vừa vui vẻ.

*Làng là một đất nước thu nhỏ

Ngoài những phong tục,lệ làng riêng,những mối quan hệ đan xen phức tạp,làng còn có một tôn ti trật tự riêng.Làng là một cộng đồng cố kết chặt nhưng không có nghĩa là bình đẳng mà cũng có tôn ti trật tự riêng.

READ:  Hãy trình bày khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh và lấy ví dụ

-Trước hết là truyền thống trọng tuổi,người già thường được coi trọng hơn người trẻ tu ổi,càng già thì lời nói càng được coi trọng.

Thời Lý Trần khi cộng đồng dân cư làng xã còn thuần nhất,đó mới chỉ là một sự phân tầng tự nhiên,theo thứ bậc tuổi tác.Những người cao tuổi được kính trọng hơn cả,được coi là bề trên.Tuy nhiên từ thời Lê-Nguyễn,có một sự phân hóa xã hội vĩ mô diễn ra trong làng xã ngày một mạnh do sự phân tầng xã hội quan liêu.

Nội dung chế độ ngôi thứ tôn ti có thay đổi tùy theo từng địa phương,làng xã.Nhìn chung có 3 loại tầng lớp dân cư chính trong làng xã như sau:

-Hạng quan viên chức sắc:tầng lớp có uy quyền trong làng xã.Trong làng xã cũ,cơ cấu quyền lực có hai bộ phận chủ yếu sau đây:

Bộ phận lý dịch,là tổ chức chính quyền cơ sở cấp xã của nhà nước,có lý trưởng là người đứng đầu.Vào thời Nguyễn còn có phó trưởng và trương tuần.Lý dịch làm nhiệm vụ thu thuế,bắt lính,điều động phu phen,tạp dịch theo lệnh chính quyền.

Bộ phận kỳ mục:gồm các trưởng lão quan viên.Quyền của bộ phận này trên quyền của bộ phận Lý dịch.Bộ phân này đã từng bị chính quyền Pháp bãi bỏ tuy nhiên phải lập lại sau đó do vấp phải sự phản đối gay gắt của các tiên chỉ và thứ chỉ-người đứng đầu hội đồng kỳ mục.Tiêu chuẩn tiên,thứ chỉ tùy theo từng làng bình chọn.Tuy nhiên thường là những người cao tuổi nhất,khoa bảng cao nhất hay chức tước cao nhất.Điểm chung là họ đều đã về hưu.

-Hạng dân nội tịch:còn gọi là dân chính hộ,là những người chính thức được thừa nhận là dân làng,có tên trong sổ tịch.Thành phần chủ yếu là các đinh nam trong độ tu ổi lao động.Họ được chia ruộng công cày cấy theo phép quân điền,được dự bàn những cuộc họp làng xã,ăn cỗ làng tuy nhiên chỉ về mặt hình thức.Bù lại họ cũng phải nộp sưu thuế,đi lao dịch,binh dịch.Những người trong gia đình như:phụ nữ,trẻ con thuộc diện miễn những vẫn được gọi là dân nội tịch.

-Hạng dân ngoại tịch:còn gọi là dan ngụ cư.Chủ yếu là những người từ làng khác đến,sinh sống và làm ăn nhờ trên đất của làng nhưng vẫn không có tên trong sổ tịch.Họ được miễn thuế dịch nhưng không được chia ruộng,không được tham gia họp bàn việc làng.Do đó dân ngụ cư thường bị xem thường,hắt hủi bởi dân làng.Mu ốn gia nhập nội tịch của làng,họ phải làm con nu ổi trong gia đình nào đó,nộp đơn,tiền thì mới được có tên trong sổ tịch.Phần còn lại là những người thuộc “hạng cùng đinh” sống vật vờ,đóikhổ.

Như vậy cơ cấu quyền lực làng xã là quyền lực kép.

*Mối quan hệ giữa làng và nước

Vua Gia Long đã nói“nhà nước là góp làng xã lại mà thành.Mu ốn trị nước thì phải sửa sang công việc của làng xã”. Làng xã vừa là đối trọng vừa là đối tác của qu ốc gia.

-Làng là một đơn vị mang quyền lực kép.Làng vừa có những thể chế riêng,luật làng riêng,lại vừa bị giám sát bởi nhà nước.Nhìn chung trong quá trình lịch sử ,các nhà nước phong kiến ngày càng tìm cách nắm lấy cộng đồng làng xã,chủ yếu thông qua các việc quản lí ruộng đất và dân đinh bằng việc lập nên sổ địa bạ và đinh bạ của từng làng…Trên cơ sở đó nhà nước coi dân làng là đơn vị hành chính và kinh tế cấp cơ sở có những tư cách pháp nhân cộng đồng.Dân làng bị giám sát bởi các luật làng được gọi là hương ước.Hương ước ở đây là những quy phạm được dân làng chấp nhận qua thời gian.Ngoài ra còn lu ật pháp-là những quy phạm cho hành động của cả nước mà nhân dân phải tuân theo.Làng VN xưa không chỉ phải tuân theo hương ước mà còn phải tuân theo luật pháp của triều đình.Pháp luật thì dựa vào quyền lực của nhà nước,tính cưỡng chế từ trên xuống còn hương ước thì nhận được sự chấp thuậ rộng rãi của nhân dân,tính cưỡng chẽ từ nội bộ.Tuy nhiên nhiêu lúc dân ta có câu “phép vua thua lệ làng”.

READ:  Tìm hiểu nho giáo ảnh hưởng đến Văn hóa Việt Nam - CSVHVN

-Nhình chung làng xã vẫn là đơn vị trực thuộc nhà nước ,là đơn vị kinh tế,chính trị quan trọng.Ví dụ:trong thời kỳ kháng chiến làng đã là lực lượng hỗ trợ quân binh,lương thực,phối hợp thực hiện các đường lối chống giặc như:vườn khôn nhà trống,chống cọc trên sông Bạch Đằng.

=>Tóm lại làng dù bị ảnh hưởng bởi nhà nước nhưng vẫn có những quyền lực riêng đối với dân làng.

-Tuy nhiên vẫn có những thời điểm làng có sự chống đối lại với nước.Như đã phân tích ở trên làng có một sự cố kết chặt chẽ nên không dễ gì điều khiển được làng nếu không phù hợp với quan niệm,tín ngưỡng của dân làng.Điều này có thể thấy rõ nhất trong thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc,dù nhà nước pk TQ có ra sức áp đặt văn hóa,chữ viết TH vào VN thì dân ta vẫn gìn giữ được tiếng
của người Việt.Chỉ một bộ phận nhỏ trí thức có khả năng tiếp thu nền văn học,tư tưởng TH.

*So sánh mô hình làng xã miền Bắc Bộ và làng xã Nam Bộ Làn xã BB khép kín hơn NB.

*Những sự thay đổi của làng qua các thời đại

Qua thời gian,làng xã VN đã có những sự biến đổi về mọi mặt từ mô hình chính trị,văn hóa đến kinh tế.

-Ban đầu là tự trị do hội đồng kỳ mục điều hành

-Sau đó bị sát nhập thành đơn vị chính trị,gọi là xã,có xã trưởng

-Thời Bắc thuộc bị ảnh hưởn bởi tư tưởng Nho giáo

-Thời Pháp thuộc thực chất ảnh hưởng không nhiều ngoài bộ phận chính quyền

-Sau 1945,bãi bỏ hội đồng kỳ mục

-Sự xâm nhập của kinh tế hàng hóa,suy giảm nền văn hóa cổ truyền,một số giá trị cổ truyền bị đánh mất….