Trình bày kinh tế tư bản chủ nghĩa thời kì từ 1982 đến nay

KT TBCN thời kì từ 1982 đến nay (điều chỉnh KT các nước TBCN từ 1982- nay)

1. Nguyên nhân:

-Tình trạng trì trệ khủng hoảng kéo dài

-Xuất hiện những lí thuyết mới ( tiểu biểu là lí thuyết về mô hình KT hỗn hợp)

Kết quả hình ảnh cho kinh tế tư bản chủ nghĩa

2. Nội dung điều chỉnh:

Điều chỉnh sự can thiệp của Chính phủ theo hướng làm tăng hiệu quả của cơ chế thị trường

-Giảm chi tiêu của Nhà nước , thâm hụt ngân sách của Chính phủ, hạn chế cung tiền nhằm giảm lạm phát. Lí thuyết trọng tiền là cơ sở lí luận để điều chỉnh

VD:Mỹ đã giảm chi phí quốc phòng từ 35%-38% xuống 30%, áp dụng các biện pháp mới về điều tiết thanh toán tự do góp phần làm giảm tốc độ tăng cung ứng tiền tệ nhờ đó tỉ số giá cả đã giảm từ 12,4% năm 1980 xuống 8,9% năm 1981 và 3,9% năm 1982.

Kích thích phát triển khu vực KT tư nhân

-Chính phủ các nước tư bản chủ trương huy động mọi khả năng của nền KT để kích thích mở rộng đầu tư tư nhân qua đó tác động về phía tổng cung của nền KT thay cho các chính sách trọng cầu trước đây

-Các chính sách :

+ Nhà nước giảm thuế thu nhập cá nhân

+ Ngoài ra Anh và các nước Tây Âu giảm thuế trực thu đi đôi với tăng thuế VAT

+ Chính phủ giảm trợ cấp, bù lỗ cho doang nghiệp Nhà nước = cách tư nhân hóa , cổ phần hóa

READ:  Kinh tế tư bản chủ nghĩa thời kì từ 1982 đến nay (điều chỉnh KT các nước TBCN từ 1982- nay)

+ Chính phủ nới lỏng kiểm soát hành chính => tự do hóa lại,giảm được chi phí quản lí nhà nước.

Điều chỉnh cơ cấu KT

-Thực trạng trước cuộc khủng hoảng dầu lửa:

+Phát triển CN tiêu tốn nhiều nguyên liệu => phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng

+Do phát triển KT nhanh nên tiền lương ở các nước tư bản tăng nhanh => các ngành sử dụng nhiều LĐ bị giảm tính cạnh tranh so với các nước đang phát triển

-Điều chỉnh

+Giảm các ngành dùng nhiều LĐ và năng lượng , cải tiến kĩ thuật, giảm tiêu hao nguyên liệu

+Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KH-KT mới có hàm lượng KH-KT cao , dùng ít năng lượng và nhân công nhưng có giá trị sản lượng cao

+Giảm sx vật chất và tăng các ngành dịch vụ

Điều chỉnh quan hệ KT quốc tế

-Các cuộc chiến tranh thương mại – mâu thuẫn giữa các nước tư bản , được giải quyết bằng các cuộc gặp gỡ cấp cao nhằm làm dịu đi những mâu thuẫn, đưa nền KT ra khỏi bế tắc.

-Trong quan hệ thương mại quốc tế, nhiều tổ chức đã ra đời như WTO, EU, APEC.. nhằm xây dựng các khu vực mậu dịch tự do, tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các khu vực.

-Tăng đầu tư nước ngoài ,điều chỉnh dòng chảy và phương thức đầu tư quốc tế, mở cửa nền KT nhằm tăng sự an toàn ,sự chia sẻ rủi ro giữa các nước có quan hệ KT với nhau.

READ:  Trình bày cải cách và mở cửa Trung Quốc từ năm 1978 đến nay

Kết quả

-Giúp các nước TB phần nào thoát ra khỏi khủng hoảng , lạm phát , đình trệ cuối những năm 70

Mĩ tăng trưởng 3% năm 1980-1990 tuy có suy thoái vào năm 1991 nhưng vẫn tăng trưởng 3,4% trong những năm 19990-1999 và tăng cao nhất năm 2000 là 5,4%.Từ năm 1983-1990 KT các nước TB phục hồi với nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 3,2%/năm cao hơn trước 2,4% của giai đoạn 1973-1982.

-Cơ cấu KT thay đổi sâu sắc :

+ KT phát triển theo hướng phát triển ngành KHCN cao

+ Tỷ trọng khu vực I và II có xu hướng giảm xuống, khu vực III tỷ trọng phát triển nhanh.

+ Tính quốc tế hoá của nền KT được nâng cao nhờ hoạt động của các công ty xuyên quốc gia.

+ Cơ cấu , trình độ nghiệp vụ và các yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa LĐ biến đổi, tỷ trọng LĐ trong các ngành sử dụng KHCN cao tăng