Mối quan hệ giữa các chức năng văn hóa luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau, chức năng này sẽ bổ sung cho chức năng kia và hỗ trợ cho nhau. Bằng chức năng giáo dục, văn hóa bắt đầu dạy một đứa trẻ biết nhận thức, bằng nhận thực văn hóa thâm nhập vào bên trong của các hiện tượng và giá trị của con người, bằng cách này hay cách khác hướng đến quan điềm giá trị của khuynh hướng thực chứng.
Nhiệm vụ chủ yếu là hướng tới việc làm rõ về nhận thức các chức năng của văn hóa, nêu bật những mối liên hệ nhân – quả, khách quan, bên trong của nó, thấu hiểu một cách có phê phán các hiện tượng tinh thần của đời sống văn hóa, từ đó hướng đến việc hoàn thiện con người trên phương diện chân thiện mỹ.
Đúng – Sai thuộc về Chân. Xấu – Tốt thuộc về Thiện. Dở – Hay thuộc về Mỹ. Để giải thích cái Chân – Thiện – Mỹ như vậy cũng là một điều có thể tạm chấp nhận. Những cặp phạm trù ấy đã cơ bản nói lên được bản chất của vấn đề. Trong văn hóa các chức năng về chân thiện mỹ luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Bởi cái đẹp tuy đôi lúc khác nhau trong mỗi người, hoặc thay đổi theo từng thế hệ, nhưng cái đẹp đi cùng không gian, trường tồn theo thời gian.
“Mỗi chúng at đều có nhu cầu và ước muốn, vì vậy khi thương yêu ai ta có khuynh hướng nhìn vào người đó và hi vọng thấy được nơi người ấy những gì là chân, thiện, mỹ mà ta hằng tìm kiếm. Văn hóa cũng vậy nó luôn khao khát những gì chân thật, những gì thánh thiện, đẹp đẽ và tốt lành”.
Một con người được xem là hoàn thiện thì nhất định người đó phải có giáo dục tốt, khi có giáo dục tốt thì chức năng nhận thức của người đó mới tốt, sau đó chức năng thẩm mỹ của người đó mới được xem là chân thiện mỹ là hoàn thiện.