Trong tiến trình kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954), Đảng ta lãnh dạo quân và dân ta xây dựng và phát triển thực lực kháng chiến toàn diện như thế nào?

Để đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta từng bước vừa xây dựng lực lượng, vừa chiến đấu giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Nội dung xây dựng thực lực kháng chiến bao gồm các mặt sau:

– Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị:
+ Đảng ta đã ra sức xây dựng, củng cố, và tổ chức hệ thống chính quyền và các tổ chức quần chúng, củng cố Mặt trận thống nhất, thống nhất Việt Minh và Liên Việt thành Mặt trận liên hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên – Việt) vào tháng 3 – 1951. Sự kiện này đánh dấu khối đại đoàn kết toàn dân đã được củng cố thêm một bước.
+ Tháng 3-1951, khối liên minh ba nước Việt – Lào – Campuchia được thành lập, dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau, nhằm tăng cường khối đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc anh em trên bán đảo Đông Dương.

– Xây dựng từng bước nền kinh tế kháng chiến:
+ Coi trọng phát triển sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp bảo đảm yêu cầu ăn no, đánh thắng cho các lực lượng vũ trang.
+ Củng cố và phát triển thương nghiệp, tài chính, ngân hàng.

– Ban hành thuế nông nghiệp, thuế xuất, nhập khẩu, thuế hàng hoá… Năm 1951, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập, mậu dịch quốc doanh cũng ra đời.
Nhờ thực hiện tích cực các chủ trương kinh tế, tài chính của Đảng, nên cuối năm 1953, lần đầu tiên trong kháng chiến việc thu chi trong ngân sách được cân bằng.

– Phát triển nền văn hoá, giáo dục trong kháng chiến:
+ Tháng 7-1948, Hội nghị văn hoá toàn quốc đã họp, đồng chí Trường Chinh đã trình bày bản báo cáo “Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam” vạch rõ đường lối, phương châm xây dựng nền văn hoá mới của Đảng.
+ Năm 1950, Đảng đề ra chủ trương cải cách giáo dục theo đường lối giáo dục mới. Phong trào xoá bỏ nạn mù chữ ở vùng tự do phát triển mạnh…

READ:  Trình bày nội dung cơ bản của hiệp ước Hác-măng 1883? - Lịch Sử lớp 8

– Từng bước cải cách dân chủ về kinh tế, đem lại quyền lợi ruộng đất cho nông dân:
+ Từ năm 1946 đến năm 1949, Đảng đề ra chủ trương giảm tô 25%, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày, tạm cấp ruộng đất vắng chủ cho nông dân.
+ Từ năm 1949 đến năm 1953, thực hiện chính sách thuế nông nghiệp, hoãn nợ, xoá nợ nhằm hạn chế sự bóc lột của địa chủ.
+ Năm 1953, quyết định phát động quần chúng nông dân triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức, chia lại ruộng công. Đây là bước mở đầu cho cuộc cách mạng của quần chúng trên mặt trận phản phong, tạo tiền đề cho cải cách ruộng đất.
+ Trong những năm 1953 – 1954, nhằm tạo động lực đẩy mạnh cuộc kháng chiến, Đảng phát động cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Tháng 12-1953, Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất. Cuộc vận động giảm tô và cải cách ruộng đất đã thực hiện ở một số địa phương trong vùng tự do.
Qua đó mà tinh thần và vật chất của hàng triệu nông dân đượm động viên mạnh mẽ.
Cuộc vận động cải cách ruộng đất góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân:
Lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân kháng chiến. Cùng với việc phát triển quân du kích và bộ đội địa phương, Đảng đã lãnh đạo xây dựng và phát triển bộ đội chủ lực.
+ Năm 1949, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đại đoàn 308 – đại đoàn quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Đến giữa năm 1954, bộ đội chủ lực của ta đã có 6 đại đoàn bộ binh, một đại đoàn công binh, pháo binh và nhiều trung đoàn bộ binh, lực lượng vũ trang tập trung có khoảng 33 vạn người.
Sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân, đặc biệt là sự hình thành các đại đoàn chủ lực, đáp ứng yêu cầu đánh lớn của cuộc kháng chiến.

READ:  Tại sao lại khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông dương?

– Xây dựng Đảng vững mạnh để lãnh đạo cuộc kháng chiến đến thắng lợi:
Cuộc kháng chiến ngày càng lớn mạnh đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
Trong 2 năm 1948-1949, Đảng kết nạp hơn 50 vạn đảng viên.
Đầu năm 1950, toàn Đảng có hơn 76 vạn đảng viên. Cơ sở đảng được xây dựng ở hầu hết các làng xã, xí nghiệp và trong các lực lượng vũ trang. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức cách mạng cho đảng viên được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, trong công tác xây dựng đảng ở nhiều nơi còn chạy theo số lượng, chưa coi trọng chất lượng.