Vấn đề gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia.Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước.Muốn có được tăng trưởng kinh tế thỡ cần phải có các nguồn lực,trong đó dân số là một nguồn lực quan trọng.

Ảnh hưởng của qui mô dân số à quá trình tăng trưởng KT

(Qui mô dân số gồm 2 chỉ tiêu : con số thống kê + tỷ lệ gia tăng)

– Qui mụ dõn số càng cao thỡ mức bỡnh quõn lương thực, thu nhập đầu người càng thấp. tỷ lệ gia tăng dân số càng nhanh làm cho tỷ lệ gia tăng GDP giảm

Ở Việt Nam mối quan hệ giữa gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở bảng sau :

Các năm Tỷ lệ gia tăng (GDP)

Tỷ lệ gia tăng dan so

1976-1980 0,4 2,47
1981-1985 6,40 2,55
1986-1990 0,39 2,2
1991-1995 8,3 2,0
1996 9,34 1,88
1997 8,15 1,80
1998 5,8 1,75

Bảng 3: Tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số Việt Nam.

Ø Giai đoạn 1976-1980, tỷ lệ tăng GDP bình quân đầu người mang giá trị âm (-2,07) chứng tỏ mức sống không ngừng giảm.

Ø Giai đoạn 1986-1990, mặc dù GDP tăng với tỷ lệ 3,9% nhưng tỷ lệ tăng dân số nên đến 2,2% nên tỷ lệ tăng GDP bình quân đầu người cũng chỉ đặt 1,7%. Với tỷ lệ này cần 41 năm để mức sống tăng gấp đôi. Mức sống vốn đã thấp lại chậm được cải thiện, nguy cơ tụt hậu của nước ta biểu hện rõ ràng.

Ø Giai đoạn 1990-1995, sản xuất phát triển, tỷ lệ tăng GDP khá, đồng thời tỷ lệ tăng dân số đã giảm còn 2% nên tỷ lệ tăng GDP bình quân đầu người hàng năm nên đến 6,3% mức sống dân cư được cải thiện nhanh.

– Qui mô dân số và tỷ lệ gia tăng dân số ảnh hưởng thông qua mức tiêu dùng và ảnh hưởng đến tích lũyà đầu tưà tăng trưởng kinh tế : Dân số tăng nhanh là áp lực lớn về lương thực, thực phẩm và là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đói nghèo; đồng thời làm tăng mức tiêu dùng, giảm mức tích lũy , giảm đầu tư, tăng trưởng kinh tế chậm lại.

READ:  Câu hỏi trọng tâm ôn tập Dân số và phát triển

Ảnh hưởng của cơ cấu đến tăng trưởng kinh tế:

( Cơ cấu gồm 2 chỉ tiêu : tuổi và giới tính)

– Cơ cấu tuổi: lực lượng lao động của nước ta luôn cao ( trên 50%) qua các năm, mỗi năm lại bổ sung thêm 1.1 triệu lao động mới. do đó với lực lượng lao động dồi dào là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác lực lượng lao động trẻ chiếm ưu thế nên thuận lợi cho việc chuyển dich lao động và tạo ra sự sáng tạo, năng động cho hoạt động kinh tế trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển kinh tế, khả năng ứng dụng các thành tựu KHKT và CNTT…..tuy nhiên sức ép cho giải quyết việc làm, tài nguyên môi trường, y tế – giáo dục….làm tiêu tốn của xó hội một khảo chi phớ lớn à nguồn lực dành cho đầu tư phát triển kinh tế giảm đi, do đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

– Cơ cấu giới tính: ảnh hưởng đến lực lượng lao động, tuy nhiên ảnh hưởng ko nhiều đến vấn đề tăng trưởng kinh tế.

Ảnh hưởng của phân bố dân cư đến tăng trưởng kinh tế

Tuy vậy tình hình gia tăng kinh tế và phát triển sản xuất giữa các vùng có sự khác biệt. Đồng bằng Sông Hồng và Miền Đông Nam Bộ có sản xuất dịch vụ phát triển mạnh nhất nhưng dân số lại tăng chậm nhất nên tỷ lệ tăng GDP bình quân đầu người hàng năm cao khoảng 10%. Ngược lại ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do tỷ lệ tăng dân số rất cao gần 3% trong khi sản xuất kém phát triển nên tỷ lệ tăng GDP bình quân đầu người hàng năm chỉ đạt khoảng 2%-3%. Với mức tăng trưởng khác nhau như vậy (mà nguyên nhân chủ yếu do mức tăng dân số lớn), thì nguy cơ phân hoá ngày càng sâu sắc giữa các vùng, đặc biệt là miền núi và đô thị khá lớn.

READ:  Dân số tác động đến lao động và việc làm
Tăng trưởng

(bình quân

1991-1995)

Tỷ suất sinh thô

(bình quân

1993-1994)

Miền núi và trung du Bắc Bộ 5,56 2,89
ĐB Sông Hồng 9,15 1,90
Bắc Trung Bộ 5,75 2,96
Duyên hải Miền Trung 6,45 2,63
Tây Nguyên 5,97 3,59
Miền Đông Nam Bộ 12,85 2,18
ĐB Sông Cửu Long 7,38 2,01
Cả Nước 8,30 2,53

Bảng 4: Tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số ở các vùng .

Rõ ràng nếu không có các biện pháp hữu hiệu để giảm nhanh tốc độ gia tăng dân số và đầu tư phát triển kinh tế mạnh hơn vào những vùng nghèo thì sự chênh lệch như trên như trên ở nước ta sẽ ngày càng lớn. Việc thực hiện chương trình dân số- KHHGĐ ở nước ta đã có tác dụng trực tiếp đối với sự phát triển kinh tế của đất nước vì giảm được tỷ lệ gia tăng dân số xuống nữa sẽ ghóp phần nâng cao mức tăng trưởng kinh tế.