Vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ của Việt Nam – Địa lý kinh tế

1. Vai trò của GTVT và thông tin liên lạc đối với sự phát triển KT – XH nước ta

– GTVT và thông tin liên lạc là ngành sản xuất đặc biệt, vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính dịch vụ
– GTVT và thông tin liên lạc tham gia hầu hết vào các khâu trong quá trình sản xuất, nối liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng
– Tạo mối giao lưu, phân phối, điều khiển các hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân
– Tạo mối liên hệ về mọi mặt giữa các vùng trong nước và nước ta với các nước trên thế giới.
– Góp phần phát triển kinh tế, xã hội các vùng hẻo lánh, và an ninh quốc phòng

2. Tình hình phát triển ngành GTVT ở nước ta

a. Đường ô tô
– Mạng lưới đường ô tô dày đặc, phủ kín các vùng
– Khối lượng vận chuyển tăng nhanh so với 1990 cả về vận chuyển và luân chuyển hàng hóa, hành khách.
– Hệ thống đường ô tô VN cũng đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực
– Các tuyến đường chính
+ 2 trục đường xuyên quốc gia: QL 1A và đường Hồ Chí Minh
+ Một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng Đ – T: 9, 24, 19, 25,26…
b. Đường sắt
– Tổng chiều dài 3143 km
– Hệ thống đường sắt đang được cải tạo, nâng cấp, phương tiện đang được hiện đại hóa
– Khối lượng vận chuyển tăng nhanh so với 1990 cả về vận chuyển và luân chuyển hàng hóa, hành khách.
– Các tuyến đường chính:
+ Đường sắt thống nhất: dài 1726 km, chạy song song với QL 1A
+ Từ Hà Nội đi các tuyến: Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lao Cai…
c. Đường sông
– Có khoảng 11.000 km đường, với 30 cảng chính, năng lực bốc xếp chỉ 100 tr tấn/n
– Hệ thống đường sông đang được nâng cấp, nạo vét để sử dụng có hiệu quả hơn
– Khối lượng vận chuyển tăng nhanh so với 1990 cả về vận chuyển và luân chuyển hàng hóa, hành khách.
– Các hệ thống sông có giá trị giao thông: Sông Hồng – Thái Bình, sông Mê Công – Đồng Nai và một số sông lớn ở miền Trung
d. Đường biển
– Bờ biển nước ta thuận lợi cho xây dựng cảng: có 73 cảng lớn nhỏ
– Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa tăng so với 1990
– Các cảng biển đã và đang được xây dựng nâng cấp, bố trí hợp lí, hiện đại hóa nâng công suất từ 30 tr tấn/1995 lên 240 tr tấn/2010
– Tuyến quan trọng nhất Hải Phòng – tp HCM, dài 1500km
– Các cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Liên Chiểu, Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn, Vũng Tàu, Thị Vải…
đ. Đường hàng không
– Là ngành GT trẻ nhất, tốc độ phát triển nhanh chóng, cơ sở vật chất kĩ thuật và phương tiện được hiện đại hóa
– 2007 có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế
– Khối lượng vận chuyển tăng nhanh với 1990 cả về vận chuyển và luân chuyển hàng hóa, hành khách
– Sân bay quốc tế: Hà Nội, Đà Nẵng, tp HCM, Hải Phòng, Huế…
– Sân bay nội địa: Điện Biên, Vinh, Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu, Phú Quốc, Buôn Mê Thuột…

READ:  Đặc điểm vị trí địa lí và vùng lãnh thổ Việt Nam - Địa lý tự nhiên

3. Những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và viễn thông

a. Bưu chính
– Tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp
– Hiện nay có > 300 bưu cục (TB: 5,85km/bưu cục), 18.000 điểm phục vụ (mật độ TB: 2,3km/1 điểm), 8000 điểm bưu điện xã
– Hạn chế: phân bố chưa hợp lí, công nghệ còn lạc hậu, quy trình còn thủ công, thiếu lao động có trình độ cao
– Phương hướng:
+ Phát triển cơ giới hóa, tự động hóa
+ Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh
b. Viễn thông
– Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, kĩ thuật hiện đại
+ Mức tăng trung bình 30%/năm, với 5 nhà cung cấp dịch vụ
+ 2005: 15,8 triệu thuê bao (19 thuê bao/100 dân), mạng lưới điện thoại phủ kín các xã trong toàn quốc)
+ Mạng viễn thông với kĩ thuật số, tự động hóa cao, VN có 5000 kênh đi quốc tế qua vệ tinh và cáp biển
– Mạng lưới viễn thông đa dạng
+ Mạng điện thoại: gồm nội hạt, đường dài, cố định và di động. Từ 1990 – 2005 tốc độ tăng số thuê bao là 112 lần, đã được số hóa hoàn toàn
+ Mạng phi ĐT: Fax, truyền trang báo trên kênh thông tin
+ Mạng truyền dẫn: mạng dây trần, truyền dẫn vi ba, cáp quang, viễn thông quốc tế, 2005 có 7,5 triệu người sử dụng Intenet (chiếm 9% dân số)

4. Hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực.

– Kể từ khi đổi mới: thị trường buôn bán được mở rộng, nước ta có quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới
– Đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO)
– Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng:
1990 1996 2000 2005
Nhập 2,8 11,1 15,6 36,8
Xuất 2,4 7,3 14,5 32,4
+ Các mặt hàng xuất khẩu đa dạng: hàng CN nặng và khoáng sản, hàng CN nhẹ và tiểu thủ công, hàng nông lâm thủy sản
+ Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kì, nhật, Trung Quốc
– Nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất, một phần nhỏ hàng tiêu dùng. Thị trường nhập chủ yếu: các nước khu vực châu Á – TBD, châu Âu
– Đổi mới về cơ chế quản lí: giao quyền tự chủ cho các địa phương, doanh nghiệp. Nhà nước quản lí trên cơ sở pháp luật

READ:  Chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

5. Tài nguyên du lịch

a. Tài nguyên thiên nhiên
– Địa hình: địa hình đa dạng, có giá trị du lịch: 125 bãi biển đẹp, 2 di sản thiên nhiên thế giới (Hạ Long, Phong Nha), 200 hang động.
– Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu ôn đới núi cao
– Nguồn nước: sông hồ dày đặc, nguồn nước khoáng phong phú
– Sinh vật: Có hơn 30 vườn quốc gia, nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, nhiều thủy hải sản quý.
b. Tài nguyên nhân văn
– Nhiều di tích: 4 vạn di tích lịch sử (trong đó 2,8 vạn đã được xếp hạng), có 3 di snr văn hóa thế giới (cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, thánh địa Mĩ Sơn) và 2 di sản phi vật thể thế giới
– Nhiều lễ hội đặc sắc diễn ra quanh năm, nhất là vào mùa xuân: hội Đền Hùng, chùa Hương, hội Gióng, hội Yên Tử, hội đâm trâu, hội Ka Tê….
– Các làng nghề truyền thống, các hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian, các món ăn dân tộc…