Các quy định của công ước luật biển 1982 về ranh giới bên ngoài của thềm lục địa và chế độ pháp lý của thềm lục địa

– Khi bờ ngoài của rìa lục địa của một quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, quốc gia ven biển có thể xác định ranh giới ngoài của mình theo hai cách:

+ Theo bề dày trầm tích: đường vạch nối các điểm cố định tận cùng nào mà bề dày lớp đá trầm tích ít nhất cũng bằng một phần trăm khoảng cách từ điểm được xét cho tới chân dốc lục địa

+ Hoặc theo khoảng cách: đường vạch nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất 60 hải lý.

– Tuy nhiên thì ranh giới ngoài này ko được vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2500 m một khoảng cách ko vượt quá 100 hải lý.

– Quyền lợi của các quốc gia các vùng thềm lục địa rộng còn bị hạn chế bởi hai quy định:

READ:  Chế định thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế là gì?

+ Khi xác định vùng biển ngoài cầ phải xác định rõ tọa độ, thong báo các thong tin về các ranh giới ngoài của thềm lục địa cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa

+ Quốc gia có thềm lục địa mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở phải có nghĩa vụ đóng góp bằng tiền hay bằng hiện vật về việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên không sinh vật của thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở.