Dân số tác động đến lao động và việc làm

Luật pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tuổi lao động của nam là từ 15-60 tuổi còn đồi với nữ là 15-55 tuổi.

[toc]

Ảnh hưởng của qui mô dân sô LĐ-VL

Nguồn lao động ở nước ta có quy mô lớn và tăng rất nhanh. Số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm không ngừng tăng lên. Năm 1990 : là 1,448 nghìn người, năm 1995 là 1,651 nghìn người, dự báo năm 2010 là 1,83 nghìn người và tổng số người trong độ tuổi lao động lên tới gần 58 triệu. Từ nay tới năm 2010, mặc dù dân số có thể tăng chậm lại nhưbg nguồn lao động của nước ta vẫn tăng liên tục Giải quyết việc làm cho đội quân lao động khổng lồ này là một thách thức lớn cho nền kinh tế, một vấn đề kinh tế xã hội nan giải. tuy nhiờn với lực lượng lao động lớn như vậy là điều kiện phát triển các ngành cần nhiều lao động.

Ảnh hưởng của cơ cấu LĐ-VL

– Cơ cấu theo tuổi:Tỷ lệ dân số trong tuổi lao động Việt Nam năm 1997 là gần 58% với khoảng 44 triệu người, năm 1999 là 58.33% và 2009 là khoảng 66% và vẫn có xu hướng tăng nguồn cung lao động chủ yếu cho nền kinh tế. Lực lượng lao động của nước ta luôn cao ( trên 50%) qua các năm, mỗi năm lại bổ sung thêm 1.1 triệu lao động mới. do đó với lực lượng lao động dồi dào là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác lực lượng lao động trẻ chiếm ưu thế nên thuận lợi cho việc chuyển dich lao động và tạo ra sự sáng tạo, năng động cho hoạt động kinh tế trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển kinh tế, khả năng ứng dụng các thành tựu KHKT và CNTT…..tuy nhiên sức ép cho giải quyết việc làm. Thực tế tỷ lệ thất nghiệp của nước ta rất :năm 1996 : 5,62% , năm 1997 : 5,81%

Ảnh hưởng của phân bố LĐ-VL

– Cơ cấu lao động theo khu vựcvà theo ngành: trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại háo, lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần, lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên, song điều đó đến nay Việt Nam vẫn có lao động theo ngành hết sức lạc hậu : Lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông ,lâm ngư nghiệp. Việc cải thiện cơ cấu lạc hậu này diễn ra rất chậm chạp. Điều này phụ thuộc nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố mức sinh ở nông thôn luôn luôn cao khoảng gấp đôi ở thành phố. Do vậy lao động tích tụ ở đây càng ngày một nhiều và tỷ trọng giảm chậm, mặc dù đã diễn ra luồng di dân mạnh mẽ từ nông thôn ra đô thị, kèm theo sự chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp, trong khi số dân và lao động khu vực này tăng lên nhanh chóng thì quỹ đất canh tác là có hạn. Hơn nữa quá trình công nghiệp hoá đất nước đang diễn ra mạnh mẽ thì đất nông nghiệp phải chuyển giao cho công nghiệp, dịch vụ, các công trình dịch vụ khác. Diện tích đất nông nghiệp không ngừng giảm xuống trong thời gian qua. Năm 1981 bình quân 0,42 Ha/ người, năm 1993 còn 0,098 Ha/ người. Bình quân hộ giàu ở nông thôn mới có 1,2 Ha đất canh tác trong khi ở Mỹ là 80 Ha, ở Châu Âu là 9 Ha.

READ:  Đô thị hóa là gì? Thế nào gọi là thúc đẩy quá trình đô thị hóa trên cơ sở phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự diễn biến của môi trường?

Sức ép dân số, lao động lên đất đai hạn hẹp gây ra tình trạng thiếu việc làm phổ biến. Lao động nông nghiệp làm việc theo màu vụ mà ruộng đất là tư liệu sản xuất chính có ít nên số ngày công của lao động trong năm thường rất thấp (187 ngày/năm) . Hiện tại hình thức kênh tế trang trại đang được nàh nước khuyến khích phát triển cũng gập nhiều khó khăn khi diện tích đất đai của các hộ gia đình ngày càng bị thu hẹp. Thêm nữa là tình trạng khó khăn trong lao động việc làm ở các ngành khác dẫn đến hiện tượng dồn động thêm lao động nông thôn vào khu vực nông nghiệp. Năm 1997, có tới 7.358.199 người từ 15 tuổi trở lên, chiếm 25% tổng số lao động hoạt động kinh tế thường xuyên ở khu vực nông thôn thiếu việc làm. Tình trạng khan hiếm đất dẫn tới đồng ruộng manh mún, phân tán, khó thúc đẩy các tiến bộ khoa học, kỹ thuật như cơ giới hoá thuỷ lợi hoá, tổ chức lao động khoa học.Tình trạng di dân tự do từ nông thôn nên thành thi hoặc từ đồng bằng Sông Hồng lên miền núi phía Bắc vầ Tây Nguyên đã phát sinh và ngày càng răng mạnh, dẫn đến nạn phá rừng trần trọng. Dẫn đến diên tích rừng suy giảm theo cấp độ tăng của dân số : Dân số năm 1981 so với năm 1943 tăng 2,5 lần, diện tích rừng chỉ còn lại 40%.

Công nghiệp và dịch vụ là những ngành tập trung vốn đầu tư lớn nhưng do quy mô dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ đòi hỏi phải sử dụng nhiều thu nhập quốc dân sử dụng cho giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội…Dẫn đến tình trạng thiếu trần trọng vốn tích luỹ đầu tư cho công nghiệp, dịch vụ.

Ảnh hưởng của chất lượng lao động

– Chất lượng lao động:Hiện tại chất lượng thấp ,cơ cấu đào tạo nghề không hợp lí, phân bố không phù hợp là những nhân tố quan trong cùng với các yếu tố thiếu vốn, khủng hoảng tài chính, tiền tệ gây khó khăn cho quá trình tạo thêm việc làm trong khu vực công nghiệp, dịch vụ. Tỷ lệ công nhân được đào tạo ở nước ta còn thấp, chỉ chiếm 4,37% lực lượng lao động và một nửa trong số đó tuy đã được đào tạo nhưng không có bằng.

So với các nước trên thế giới và khu vực tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay tương đối cao và ổn định (Năm 1996 : 5,62% , năm 1997 : 5,81%) và tập trung ở những vùng đông dân hay đô thị lớn.

Bảng 1 : Tỷ lệ thất nghiệp của lao động Việt Nam phân theo vùng .

Dân số tiêu dùng và tích luỹ :

Ảnh hưởng đến tiêu dùng

– Mức lương thực bỡnh quõn đầu người:Khẩu phần ăn chủ yếu của nước ta hiện nay là lương thực. Mức ăn bình quân nhân khẩu hàng năm phải đạt trên 300 Kg lương thực quy thóc mới bảo đảm đủ Kalo cho cơ thể. Cho đến năm 1989 sản lượng lương thực sản xuất qua các năm có tăng, song do tỷ lệ gai tăng dân số cao nên lượng lương thực quy thóc bình quân đầu người giảm và chưa đạt mức 300 Kg/người/năm . Từ năm 1940-1980 sản lượng lương thực nước ta tăng lên 2,6 lần nhưng dân số tăng 2,8 lần nên bình quân lương thực lại giảm từ 298 Kg/người/năm còn 268 Kg. Từ năm 1989 trở lại đây nhờ đường lối đổi mới sản xuất nông nghiệp phát triển, sản lượng lương thực tăng nhanh tỷ lệ tăng dân số lại giảm dần nên lương thực bình quân đầu người đã đạt mức trên 300 Kg. Điều đáng lưu ý tuy tỷ lệ tăng dân số đã giảm đáng kể nhưng còn ở mức cao nên tỷ lệ tăng lương thực bình quân đầu người vẫn rất thấp so với tỷ lệ tăng tổng sản lương thực quy thóc cùng kỳ. Như vậy nếu chỉ nâng cao tổng sản lượng lương thực mà không chú ý đến giảm tốc đọ tăng dân số thì khó có thể nâng cao bình quân lương thực đầu người. Dân số tăng nhanh là áp lực lớn về lương thực, thực phẩm và là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đói nghèo.

READ:  Câu hỏi trọng tâm ôn tập Dân số và phát triển

– Đối với các sản phẩm tiêu dùng khác như vải vóc, diện tích lớp học, giấy bút, đồ gỗ, nhiên liệu…Tình hình cũng diễn ra như vậy cùng với nguy cơ tiêu dùng ngày càng lớn việc quản lí khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản lại thiếu chặt chẽ, đồng bộ đã làm cho tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đang bị can kiệt dần, môi trường bị tàn phá ngày càng trầm trọng. Tốc độ khai thác và sử dụng khoáng sản ở nước ta cũng khá nhanh. Trong vòng 8 năm từ 1991-1998 sản lượng khai thác dầu, than, đá đều gấp hơn hai lần trong khi trữ lượng của chúng đều có giới hạn. Bên cạnh tác động của quy mô dân số đến quy mô tiêu dung thì cơ cấu tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố dân số như cơ cấu theo độ tuổi giới tính…Chính sự khác biệt lớn về nhu cầu sử dụng hàng hoá, dịch vụ sinh hoạt giữa trẻ em và người già, nữ và nam đã tạo nên cơ cấu sản xuất và tiêu dùng xã hội khác nhau.

Ảnh hưởng đến tích lũy

– Qui mô dân số lớn làm cho mức tiêu dùng cao, dẫn đến tình trạng mức tichs lũy thấp

– Gánh nặng đè lên những người trong độ tuổi lao động khi mức tiêu dùng cao và khả năng tích lũy kém

– Cơ cấu dân số theo tuổi cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ tích lũy: người trong độ tuổi lao độngbao giờ cũng có nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn, tuy nhiên mức tích lũy cũng cao do có khả năng lao động kiếm thu nhập, còn người dưới tuổi lao động và trên tuổi lao động thì có mức tích lũy thấp, thậm chí là không có

– Cơ cấu theo giới tính cũng ảnh hưởng ko nhỏ đến tâm lý tích lũy của cải thông thường nữ có xu hướng tăng tích lũy nhiều hơn nam do vai trò của người phụ nữ trong gia đình

Dân số ảnh hưởng đến tích lũy như thế nào còn phụ thuộc vào tiêu dùng và thu nhập, nếu mức tiêu dùng cao nhưng thu nhập cũng cao, mức tích lũy cũng cao. Nếu mức tiêu dùng cao mà thu nhập thấp thì tích lũy kém. Do vậy để nghiên cứu vấn đề này phải xem xét 3 mặt cơ bản thu nhập- tiêu dùng- tích lũy