Trình bày khái niệm, phân loại, các nhân tố ảnh hưởng về phương pháp luận dự báo nhu cầu tiêu dùng?

Nhu cầu của con người: Khái niệm, phân loại, các nhân tố ảnh hưởng, rút ra kết luận về phương pháp luận dự báo nhu cầu tiêu dùng

[toc]

Khái niệm:

Nhu cầu là sự thèm muốn và khả năng tiêu dùng. Còn tiêu dùng là quá trình thoả mãn nhu cầu của con người.

Phân loại:

– Theo số lượng của nhu cầu có thể chia thành:

+ Nhu cầu thực sự là nhu cầu tuyệt đối, phản ánh sức tiêu dùng tiềm tàng của con người, nó không bị hạn chế bởi trình độ phát triển của sản xuất và nguồn của cải hiện có của xã hội.

+ Nhu cầu cần thiết là nhu cầu bị hạn chế bởi khả năng của sản xuất và điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ nhất định.

Khi dự báo cho các thời kỳ ngắn hạn trong tương lai phải chú ý tới nhu cầu cần thiết, còn dự báo dài hạn phải chú ý tới nhu cầu thực sự, đó là mục tiêu mà mỗi nền sản xuất mong muốn đạt tới. Nhu cầu thực sự ở thời kỳ này sẽ chuyển thành nhu cầu cần thiết ở giai đoạn sau do nền sản xuất không ngừng phát triển.

– Theo tính chất của nhu cầu có thể chia thành:

+ Nhu cầu vật chất, đó là các nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: ăn, ở, mặc, đi lại…. Trong bất cứ hình thái kinh tế – xã hội nào thì nhu cầu vật chất cũng là nhu cầu trước nhất, quan trọng nhất.

READ:  Đề thi Dự báo phát triển kinh tế xã hội các năm gần đây

+ Nhu cầu tinh thần đó là nhu cầu về giáo dục, thưởng thức nghệ thuật, giải trí, được công nhận, được tôn trọng, có địa vị, tự do hành động, nhu cầu tự hoàn thiện…

+ Nhu cầu xã hội là những nhu cầu có tính xã hội như: nhu cầu về cải thiện môi trường làm việc, giảm giờ làm, chăm sóc y tế, nhu cầu được bảo vệ, yên ổn, thương yêu, tình cảm…

Các nhân tố ảnh hưởng:

+ Trình độ phát triển của sản xuất.

+ Quan hệ sản xuất

+ Các điều kiện tự nhiên: địa lý, khí hậu,…

+ Các điều kiện xã hội: dân tộc, tôn giáo, phong tục tập quán

+ Các yếu tố khác: thói quen sở thích, địa vị, tuổi tác,…

Phương pháp luận khi dự báo cầu về tiêu dùng:

+ Thứ nhất, không nên nghiên cứu nhu cầu một cách trừu tượng, tách rời sản xuất. Đồng thời nhu cầu có tính độc lập tương đối vượt trước sản xuất, đóng vai trò định hướng cho sản xuất.

+ Thứ hai, do sản xuất đóng vai trò quyết định tới nhu cầu ở thời kỳ trước mắt nên khi dự báo ngắn hạn cần lưu ý đặc biệt đến nhu cầu cần thiết. Ở thời kỳ dài hạn cần nghiên cứu nhu cầu thực sự, là mục đích hướng tới của sản xuất.

READ:  Đề cương ôn tập Dự báo phát triển kinh tế xã hội

+ Thứ ba, trong kinh tế và quản trị kinh doanh, các nhà sản xuất thường quan tâm đến cầu về hàng hoá và dịch vụ – hình thức biểu hiện bên ngoài của nhu cầu.

+ Thứ tư, tiêu dùng là hành vi thoả mãn nhu cầu và chính việc tiêu dùng này làm tăng cầu về hàng hoá và dịch vụ, là động lực để duy trì và tái sản xuất mở rộng. Vì vậy, có thể xác định được cầu theo tiêu dùng, nghĩa là có thể xác định được cầu theo khối lượng hàng hoá đã bán ra trong quá khứ.

+ Thứ năm, các hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng để thoả mãn một hay nhiều nhu cầu nào đó của con người. Do đó có thể lấy số lượng hoặc đơn vị của chúng để đo lường nhu cầu.