Ở những bài trước chúng ta thấy dưới quyền cai trị của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài nên sản xuất bị trì trệ, kèm hãm không phát triển tình trạng đó kéo dài ắt dẫn tới cảnh điêu đứng, khổ cực của quần chúng nhân dân, có áp bức có đấu tranh, nhân dân Đàng Ngoài đã vùng lên đấu tranh, lật đổ chính quyền họ Trịnh thối nát.
1. Tình hình chính trị(nguyên nhân khởi nghĩa):
+ Từ giữa tk XVIII, chính quyền Vua Lê, Chúa Trịnh quanh năm hội hè yến tiệc phun phí tiền của. Quan lại binh lính ra sức hoành hành, đục khoét nhân dân.
+ Quan lại địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân, sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai, hạn hán, lụt mất mùa, đê vỡ xảy ra liên tục.
+ Nhà nước đánh thuế nặng, công thương nghiệp sa sút, phố chợ điêu tàn.
+ Đời sống nhân dân cực khổ thường xuyên xảy ra nạn đói.
+ Nhân dân bỏ làng phiêu tán khắp nơi.
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn.
a. Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
– Trong khoảng tk XVIII, khắp đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh-Nghệ đã nổ ra hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân.
– Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây.
– Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770) ở Thanh Hoá và Nghệ An
– Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751) ở Sơn Tây, sau lan rộng ra Thái Nguyên và Tuyên Quan.
– Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751) còn gọi là quận He.Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Đồ Sơn(Hải Phòng), sau lan ra Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi lan xuống Sơn Nam và Thanh Hóa- Nghệ An. Khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo “.được dân chúng ủng hộ.
– Khởi nghĩa Hoàng công chất (1739-1769), bắt đầu ở Sơn nam, sau chuyển lên Tây Bắc. Các dân tộc Tây bắc hết lòng ủng hộ cuộc khởi nghĩa.
b. Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử.
c. Ý nghĩa:
– Làm cho chính quyền phong kiến Trịnh bị lung lay.
– Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.
– Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc.
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Kiến thức:
- Sự mục nát cực độ của chính quyền phong kiến Lê – Trịnh ở đàng ngoài làm cho kinh tế, nông nghiệp bị đình đốn, công thương nghiệp sa sút, điêu tàn, nông dân cơ cực, phiêu tán, nên đã vùng lên mãnh liệt chống lại chính quyền phong kiến.
- Nhận thấy rõ tính chất quyết liệt quy mô rộng lớn của phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài mà đỉnh cao là khoảng 30 năm giữa thế kỷ XVIII.
Thái độ: Bồi dưỡng ý thức căm ghét sự áp bức, cầm quyền đồng cảm với nỗi khổ cực của nông dân, buộc họ phải vùng lên đấu tranh giành quyền sống, khắc phục tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân và các thủ lĩnh chống chính quyền phong kiến thối nát.
Kỹ năng:
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, phản ánh sự căm phẫn của nông dân và các tầng lớp bị trị đối với chính quyền phong kiến.
- Tập vẽ bản đồ, xác định địa danh ( đối chiếu với địa danh hiện nay) hình dung địa bàn hoạt động và qui mô của từng cuộc khởi nghĩa lớn.