Hướng dẫn của công chức Tư pháp – Hộ tịch xã có phù hợp với quy định của pháp luật không?

Chị M và anh H cùng học Đại học H. Sau khi ra trường, anh, chị về công tác tại trường cấp 2 xã X, huyện A và đã đăng ký tạm trú tại đây. Chị M có hộ khẩu thường trú tại phường Y và anh H có hộ khẩu thường trú tại xã P, huyện H. Tháng 10 năm 2011, chị M và anh H đến UBND xã X đăng ký kết hôn. Công chức Tư pháp – Hộ tịch xã X đã hướng dẫn anh, chị về địa phương nơi thường trú xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và Ủy ban nhân dân xã X sẽ giải quyết việc đăng ký kết hôn. Khi về Ủy ban nhân dân xã P làm thủ tục đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì công chức Tư pháp – Hộ tịch xã P yêu cầu anh phải có giấy xác nhận độc thân ở những nơi anh từng cư trú. Hướng dẫn của công chức Tư pháp – Hộ tịch xã X và xã P có phù hợp với quy định của pháp luật không?

Trả lời:

1. Thứ nhất, việc tham mưu giải quyết của công chức Tư pháp – Hộ tịch xã X là đúng vì:

Theo điểm a khoản 1 Điều 7 và Khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn đối với trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

READ:  Diện tích và trang thiết bị của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại theo tiêu chuẩn được quy định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 12 Luật cư trú: Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

Trong trường hợp này, Chị M và anh H đều đã đăng ký tạm trú tại xã X, do vậy, Ủy ban nhân dân xã X có thẩm quyền đăng ký kết hôn cho anh, chị.

2. Thứ hai, việc yêu cầu của công chức Tư pháp – Hộ tịch xã P là sai, vì:

Theo Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 123/2035/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

READ:  Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong triển khai cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông như thế nào?

Anh H có hộ khẩu thường trú tại xã P, vì vậy Ủy ban nhân dân xã P có thẩm quyền và trách nhiệm cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho anh. Như vậy, anh Hùng không cần phải đến Ủy ban nhân dân cấp xã những nơi anh cần cư trú để xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong khoảng thời gian cư trú ở từng địa phương đó.