Đại cương văn hóa Việt Nam là một môn học nghiên cứu khái quát về văn hóa Việt Nam, bao gồm: Điều kiện tự nhiên và xã hội chi phối sự hình thành văn hóa Việt Nam; Cơ sở hình thành và quá trình định hình bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam; Đặc trưng bản sắc của văn hóa truyền thống Việt Nam; Văn hóa truyền thống Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập toàn cầu hóa; Các vùng văn hóa Việt Nam;
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC
Khoá đào tạo: Cử nhân Luật
Môn học: Đại cương Văn hóa Việt Nam
Mã môn học:
Số tín chỉ: 02
Năm thứ: 1; học kì: I hoặc II
Môn học: Bắt buộc
2. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC
Đại cương văn hóa Việt Nam là một môn học nghiên cứu khái quát về văn hóa Việt Nam, bao gồm:
– Điều kiện tự nhiên và xã hội chi phối sự hình thành văn hóa Việt Nam
– Cơ sở hình thành và quá trình định hình bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam
– Đặc trưng bản sắc của văn hóa truyền thống Việt Nam
– Văn hóa truyền thống Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập toàn cầu hóa.
– Các vùng văn hóa Việt Nam
3. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC
Vấn đề 1: Khái niệm về văn hóa và văn hóa học
1.1. Khái niệm về văn hóa
– Về thuật ngữ: “văn hóa”
– Các định nghĩa về văn hóa
– Văn hóa với các khái niệm có liên quan
– Cấu trúc của hệ thống văn hóa
– Bản chất, đặc trưng và chức năng của văn hóa
1.2. Khái niệm về Văn hóa học
– Đối tượng nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu
– Mục đích, ý nghĩa của môn Đại cương Văn hóa Việt Nam
Vấn đề 2: Khái quát về văn hóa Việt Nam
2.1. Điều kiện hình thành văn hóa Việt Nam
– Điều kiện tự nhiên – xã hội
– Chủ thể văn hóa Việt Nam
– Thời gian, không gian văn hóa Việt Nam
2.2. Định vị văn hóa Việt Nam
– Khái niệm loại hình văn hóa
– Loại hình văn hóa Việt Nam
Vấn đề 3: Đặc trưng văn hóa truyền thống Việt Nam
3.1. Cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống Việt Nam
– Nền tảng văn hóa bản địa
– Tiếp thu văn hóa ngoại sinh
– Quá trình định hình nền văn hóa truyền thống Việt Nam
3.2. Đặc trưng văn hóa vật chất
– Văn hóa sản xuất vật chất
– Văn hóa ẩm thực
– Văn hóa trang phục
– Văn hóa ở và đi lại
3.3. Đặc trưng văn hóa tinh thần
– Nền tảng triết học
– Tư tưởng và tôn giáo
– Ngôn ngữ và học thuật
– Nghệ thuật truyền thống
– Giao tiếp và ứng xử
– Tín ngưỡng và phong tục
– Lễ tết và lễ hội
3.4. Đặc trưng văn hóa tổ chức xã hội
– Văn hóa gia đình – gia tộc Việt Nam truyền thống
– Văn hóa làng Việt truyền thống
– Văn hóa tổ chức quốc gia
– Hệ giá trị của văn hóa truyền thống Việt Nam
Vấn đề 4: Văn hóa Việt Nam – truyền thống và hiện đại
4.1. Sự chuyển đổi cấu trúc văn hóa từ truyền thống sang hiện đại
– Sự du nhập của văn hóa phương Tây
– Sự thay đổi nền tảng kinh tế – xã hội
4.2. Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
– Tác động của toàn cầu hóa đối với bản sắc văn hóa dân tộc
– Xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam trong giao lưu hội nhập
Vấn đề 5: Các vùng văn hóa Việt Nam
5.1. Vùng văn hóa Việt Bắc
– Cơ sở hình thành
– Đặc trưng bản sắc
– Các di sản văn hóa tiêu biểu
5.2. Vùng văn hóa Tây Bắc
– Cơ sở hình thành
– Đặc trưng bản sắc
– Các di sản văn hóa tiêu biểu
5.3. Vùng văn hóa Bắc Bộ
– Cơ sở hình thành
– Đặc trưng bản sắc
– Các di sản văn hóa tiêu biểu
5.4. Vùng văn hóa Trung Bộ
– Cơ sở hình thành
– Đặc trưng bản sắc
– Các di sản văn hóa tiêu biểu
5.5. Vùng văn hóa Tây Nguyên
– Cơ sở hình thành
– Đặc trưng bản sắc
– Các di sản văn hóa tiêu biểu
5.6. Vùng văn hóa Nam Bộ
– Cơ sở hình thành
– Đặc trưng bản sắc
– Các di sản văn hóa tiêu biểu
4. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
4.1. Mục tiêu nhận thức
Sau môn học này, sinh viên sẽ:
4.1.1. Về kiến thức:
– Nắm vững các khái niệm, thuật ngữ về Văn hóa và Văn hóa học.
– Được trang bị những kiến thức cơ bản và có hệ thống về cơ sở hình thành, quá trình hình thành và các đặc trưng bản sắc của văn hóa Việt Nam.
– Nhận biết được những nét riêng, độc đáo làm nên bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam.
– Nhận thức được vai trò có tính chất nền tảng của văn hóa trong sự phát triển toàn diện và bền vững của đời sống xã hội.
– Có khả năng lí giải về văn hóa ứng xử với pháp luật của người Việt xưa và nay từ nền tảng văn hóa truyền thống.
– Có khả năng vận dụng các kiến thức của môn học để liên hệ và mở rộng tầm hiểu biết với các lĩnh vực có liên quan (Sử học, Dân tộc học, Khảo cổ học…).
5. HỌC LIỆU
A. GIÁO TRÌNH:
1. Lê Hồng Vân, Tập bài giảng Đại cương Văn hóa Việt Nam, Lưu hành nội bộ, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, 2009.
2. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, 1997.
3. Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, 2002.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO BẮT BUỘC:
1. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2002.
2. Nguyễn Đăng Duy, Các hình thức tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin, 2001.
3. Lê Huy Hoà, Hoàng Đức Nhuận (tuyển chọn và giới thiệu), Văn hoá Việt Nam truyền thống và hiện đại, Nxb. Văn hoá, 2000.
4. Trường Lưu (chủ biên), Văn hoá và phát triển, Nxb. Văn hoá – Thông tin, 1995.
5. Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa – Thông tin, 1998.
6. Đào Trí Úc (chủ biên), Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật (Công trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX-07), Hà Nội, 2005
7. Bùi Xuân Thái, Tâm lý người Việt và văn hóa pháp lý với việc thực hiện pháp luật trong tiến trình hội nhập quốc tế, wwwww.thongtinphapluatdansu
8. Lê Đức Tiết, Văn hóa pháp lý Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005.
9. Bùi Ngọc Sơn, Xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 200.4
10.Chuyên đề: Văn hóa tư pháp, Thông tin Khoa học pháp lý, số 7/2001.
12. Ngô Đức Thịnh (chủ biên), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, 1993.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO TỰ CHỌN:
* Sách:
1. Viết An (Sưu tầm – biên soạn), Phong tục cổ truyền Việt Nam và các nước, Nxb. Văn hóa dân tộc, 2003.
2. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1992.
3. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1990.
3. Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, 1980.
4. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Văn hóa mục tiêu và động lực của sự phát triển, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2006.
7. Vũ Ngọc Phan, Kho tàng tục ngữ ca dao Việt Nam
8. Võ Văn Thắng, Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Văn hóa Thông tin & Viện Văn hóa, 2006.
9. Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb. Văn hóa dân tộc, 2000.
* Tạp chí:
1. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
2. Tạp chí Khoa học Xã hội
3. Tạp chí Dân tộc học
* Website:
1. http://www.vae.org.vn
2. http://www.vanhoahoc.edu.vn
6. HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
6.1. Đánh giá thường xuyên
– Kiểm tra sự có mặt của sinh viên trên lớp.
– Minh chứng tham gia seminar, làm việc nhóm, bài tập cá nhân.