Chỉ ra cơ sở hình thành biểu hiện của tính tự trị và tác động hai mặt của nó đến cách tư duy ứng xử của người Việt

Sự độc lập về không gian địa lí, về kinh tế, về bộ máy hành chính, về tình cảm, phong tục, tin ngưỡng đã khiến cho mỗi làng tồn tại như một vương quốc nhỏ, khép kín khá biệt lập với làng khác và cũng thể hiện chức năng tự quản trong quan hệ với nhà nước.

Kết quả hình ảnh cho ứng xử của người Việt

Nếu tính cộng đồng là sự ứng xử trong mối quan hệ giữa các thành viên trong làng với nhau thì tính tự trị lại là sự ứng xử trong mối quan hệ giữa làng này với làng khác.

Do tính cố kết cộng đồng cao khiến cho mỗi làng là một đơn vị độc lập, khép kín, co cụm lại trong không gian khá biệt lập của mỗi làng, tạo nên tính chất tự trị, khép kín như một đặc trưng nổi bật của văn hóa làng.

Cơ sở hình thành tính tự trị: Phương thức sản xuất nông nghiệp trồng trọt ở định cư và nền kinh tế tiểu nông tự túc tự cấp là nguyên nhân tạo nên lối sống khép kín, tự trị, hướng nội của văn hóa làng.

Biểu hiện của tính tự trị: Về không gian địa lý: cư dân mỗi làng sống quần tụ trong một không gian khá biệt lập, bao quanh làng là lũy tre và cổng làng, mỗi làng như một vương quốc nhỏ khép kín, làng nào làng ấy biết.

READ:  Marketing thương mại là gì?

Về kinh tế: mỗi làng tồn tại như một đơn vị kinh tế độc lập, có khả năng tự túc tự cấp nên không có nhu cầu quan hệ giao thương với bên ngoài.

Về mặt hành chính: mỗi làng có một đơn vị hành chính tự quản độc lập, có vai trò và chức năng giải quyết mọi việc trong làng. Bộ máy hành chính của mỗi làng gồm: Hội đồng kì mục (có chức năng như bộ phận lập pháp), lý dịch (có chức năng như bộ phận hành pháp), lệ làng – hương ước là luật lệ của làng.

Về tình cảm: các thành viên trong làng đều có quan hệ họ hàng nên quan hệ giao lưu tình cảm cũng tự đầy đủ, khép kín trong phạm vi làng.

Về tín ngưỡng: mỗi làng đều có thành hoàng là vị thần bảo trợ cho dân làng, có hội hè, đình đám riêng của mỗi làng.

Sự độc lập về không gian địa lí, về kinh tế, về bộ máy hành chính, về tình cảm, phong tục, tin ngưỡng đã khiến cho mỗi làng tồn tại như một vương quốc nhỏ, khép kín khá biệt lập với làng khác và cũng thể hiện chức năng tự quản trong quan hệ với nhà nước.

READ:  Trình bày mối quan hệ giữa văn hóa làng với sự hình thành ý thức quốc gia dân tộc của người

Tác động:

+Tác động tích cực:

  • Tạo nên ý thức độc lập, tự chủ.
  • Tinh thần tự lực, tự cường, đức tính cần cù, chịu khó, tiết kiệm.

+Tác động tiêu cực:

  • Tính tự trị làng xã là cơ sỡ hình thành tư tưởng tiểu nông tư hữu, ích kỉ.
  • Tư tưởng bè phái, địa phương cục bộ, bảo thủ.
  • Tính gia trưởng, tôn ti, lối sống kiểu gia đình chủ nghĩa.
  • Tính tự trị của làng xã tạo nên lối tư duy hướng nội, bảo thủ, trí tuệ, tâm lí không thích sự thay đổi.