Chính sách dân số là thuật ngữ được dùng trong các tài liệu khoa học để chỉ hướng của chính sách kinh tế – xã hội nhằm tác động vào sự phát triển dân số. Chính sách này xây dựng trên cơ sở nhận thức các quy luật phát triển dân số như là một bộ phận hợp thành của sự phát triển xã hội. Nội dung của chính sách dân số chủ yếu gồm:
1. Việc tác động tới tái sản xuất dân cư
2. Việc tác động đến quá trình xã hội hóa các thế hệ đang trưởng thành, trước hết tạo vốn tri thức và giáo dục thế hệ trẻ.
3. Hoàn thiện các điều kiện lao động
4. Kiện toàn hệ thống tiền lương và các nguồn thu nhập khác, điểu chỉnh việc chuyển cư và cơ cấu lãnh thổ của dân cư.
5. Tác động đến các điều kiện sống của mọi tầng lớp nhân dân (ăn, ở, y tế, dịch vụ công cộng)
Để tiến hành chính sách dân số có 3 nhóm biện pháp: kinh tế – xã hội, pháp lệnh và giáo dục. Mối tương quan giữa chúng tiêu biểu cho những hướng cụ thể của chính sách dân số.
Những nội dung cơ bản của chính sách dân số của Đảng và Nhà nước ta là:
– Giảm nhanh sự tăng dân số bằng việc thực hiện chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1 đến 2 con.
– Nâng cao chất lượng con người cả về thể chất lẫn trình độ, qua việc nâng cao mức sống, giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất.
– Phân công và phân bố lại lao động một cách hợp lí nhầm khai thác các thế mạnh về kinh tế ở miền núi, miền biển, miền đồng bằng và cả ở các đô thị cũng như hợp tác quốc tế về mặt lao động.
– Cải tạo và xây dựng mới nông thôn, thúc đẩy hoá trình đô thị hoá trên cơ sở phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và sự diễn biến của môi trường.
Chính sách dân số đó của Đảng và Nhà nước ta nhầm năng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình người dân và của toàn xã hội. Việc thực hiện chính sách đó đòi hỏi phải tiến hành một cách kiên trì, sử dụng một hệ thống tổng hợp nhiều biện pháp bao gồm cả việc tuyên truyền giáo dục rộng rãi, thực hiện các biện pháp kĩ thuật và cả việc ban hành các chính sách xã hội thích hợp, các pháp lệnh và biện pháp hành chính…