GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU TẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH VAY QUỐC TẾ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, hoạt động đấu thầu được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam và đóng góp một phần không nhỏ vào những thành tựu phát triển kinh tế quốc dân. Cùng với hoạt động đấu thầu trong nước, hoạt động đấu thầu quốc tế luôn đòi hỏi được hoàn thiện nhằm phát huy tối đa vai trò của mình trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay quốc tế phục vụ sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Kết quả hình ảnh cho XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU

Đây cũng là vấn đề trọng điểm được đặt ra trong các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của nước ta trong thời gian qua.

Trước đây, trong cơ chế tập trung bao cấp, vấn đề đấu thầu chưa được coi là một vấn đề độc lập cần được quy định dưới dạng Luật. Điều đó phần nào phủ nhận giá trị và tầm quan trọng của đấu thầu và Luật này trên thực tế. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường ra đời, thực tế sự phát triển kinh tế – xã hội đã làm Luật đấu thầu được nhìn nhận, đánh giá lại. Luật đấu thầu đã được coi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thiết thực vào việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào phát triển kinh tế – xã hội. Nhà nước đã không ngừng thay đổi toàn diện cơ chế quản lý về đấu thầu để thích ứng linh hoạt với điều kiện của nền kinh tế vận hành theo thị trường bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đấu thầu là phạm trù kinh tế tồn tại một cách khách quan trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi Nhà nước phải nắm bắt và vận dụng có hiệu quả trong quá trình quản lý và điều hành nền kinh tế quốc dân. Trong cơ chế kinh tế thị trường, hoạt động đấu thầu là một mắt xích quan trọng trong toàn bộ quá trình mua sắm của Chính phủ nói chung và trong việc thực hiện các dự án đầu tư quốc tế nói riêng. Vì vậy, việc giải quyết xung đột pháp luật về đấu thầu trong quá trình thực hiện các Hiệp định vay quốc tế là một trong những vấn đề nổi cộm của hoạt động đấu thầu tại Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong hội nhập phát triển kinh tế của đất nước.

Xuất phát từ ý nghĩa và giá trị to lớn đó mà vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về đấu thầu quốc tế đã trở thành vấn đề quan trọng, là tấm gương phản chiếu ra nước ngoài của Việt Nam trong việc bảo đảm vay vốn và sử dụng vốn vay từ các tổ chức cho vay quốc tế một cách hiệu quả và thiết thực. Tuy nhiên, nhìn từ khía cạnh thực tế, việc giải quyết xung đột pháp luật về đấu thầu tại Việt Nam trong quá trình thực hiện vay vốn quốc tế chưa được thực hiện một cách thống nhất và còn nhiều bất cập, chồng chéo nhau cần được giải đáp. Vì vậy, tôi chọn vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về đấu thầu trong quá trình thực hiện các Hiệp định vay quốc tế làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn đóng góp ý kiến trong quá trình tìm kiếm giải pháp để giải quyết những xung đột này.

2. Tình hình nghiên cứu

Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu và tài liệu khác nhau về vấn đề này nhưng vẫn chưa có công trình nào xử lý đầy đủ vấn đề Giải quyết xung đột pháp luật về đấu thầu tại Việt Nam trong quá trình thực hiện các hiệp định vay quốc tế. Liên quan đến vấn đề đấu thầu, đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu như sau:

1. Tác giả Hoàng Lê Mai Phương lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác đấu thầu tư vấn tại các dự án ODA thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo” (năm 2012) làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ kinh tế. Với cách tiếp cận những vấn đề cơ bản về đấu thầu tại các dự án ODA như khái niệm, vai trò và nguyên tắc của đấu thầu tư vấn tại các dự án ODA, các loại gói thầu tư vấn, quy trình đấu thầu tư vấn, các nhân tố ảnh hưởng… cũng như tìm hiểu về thực trạng để đánh giá công tác đấu thầu tư vấn tại các dự án ODA thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho việc thực hiện các gói thầu dịch vụ tư vấn được hoàn thiện hơn, chịu ảnh hưởng ít nhất của các điều kiện khách quan cũng như chủ quan, từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình lựa chọn nhà thầu.

READ:  Trình bày vai trò của đấu thầu quốc tế đối với nhà thầu bên tham gia dự thầu

2. Tác giả Nguyễn Đình Linh với công trình “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu tại UBND huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội” (năm 2011) đã đưa ra những cơ sở lý luận cũng như thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu tại một cơ quan quản lý nhà nước cụ thể. Từ đó có những nhận định và đánh giá, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đấu thầu tại UBND huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội.

3. Tác giả Nguyễn Văn Ngọc đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế giao thông vận tải 4 giai đoạn 2006-2020” làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ năm 2012. Tác giả đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về công tác đấu thầu tư vấn: các nội dung, quy trình, thủ tục đấu thầu theo quy định của nhà nước, các tiêu chí đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đấu thầu tư vấn, đồng thời phân tích thực trạng công tác đấu thầu được thực hiện tại Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế giao thông vận tải 4, qua đó đánh giá để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng trúng thầu tại công ty.

4. Tác giả Nguyễn Tuấn Anh với công trình “Công tác đấu thầu quốc tế các gói thầu tư vấn sử dụng vốn ODA ngành xây dựng đường bộ tại Tổng cục đường bộ Việt
Nam” (năm 2011) đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác đấu thầu các gói thầu tư vấn sử dụng vốn ODA cụ thể tại ngành xây dựng. Có thể thấy rằng, cũng giống như luận văn của tác giả Hoàng Lê Mai Phương, cả 02 đề tài đề tập trung phân tích công tác đấu thầu tại các gói thầu tư vấn sử dụng vốn ODA với nhà tài trợ là Worldbank.

5. Tác giả Nguyễn Thị Thúy Huyền với đề tài “Thực trạng đấu thầu quốc tế tại

Việt Nam, sự ảnh hưởng của các văn bản pháp quy đến hoạt động đấu thầu quốc tế trong giai đoạn hội nhập” (năm 2006) đã nêu rõ ảnh hưởng của các văn bản pháp quy về đấu thầu đối với công tác đấu thầu tại Việt Nam nhằm nêu rõ những kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế cơ bản của công tác này. Trên cơ sở nhận định những điểm chung và điểm riêng, điểm tiến bộ cũng như hạn chế của các văn bản pháp quy về đấu thầu tại Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng của các văn bản pháp quy nói trên, đồng thời góp phần lành mạnh hóa môi trường đầu tư, chuôngs thất thoát vốn nhà nước.

6. Tác giả Hoàng Thu Nga với đề tài “Công tác đấu thầu xây lắp tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện: Thực trạng và giải pháp” (năm 2008). Tại đề tài này, tác giả đã đi sâu vào phân tích các hình thức đấu thầu cũng như quy trình tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện để từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị phù hợp.

7. Cục Quản lý Đấu thầu với đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện quy trình kiểm tra về công tác đấu thầu” (2013). Đây là đề tài được Cục Quản lý Đấu thầu thực hiện trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu thực tế việc triển khai quy trình kiểm tra về công tác đấu thầu tại một số Bộ, ngành, địa phương để tiếp thu ý kiến của các bên có liên quan, tổ chức hội nghị lấy ý kiến, tổng hợp thông tin để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm tra nói chung để tạo.

READ:  Khi nào thì huỷ đấu thầu? Trách nhiệm về tài chính mà bên mời thầu cần thực hiện với các nhà thầu là như thế nào sau khi huỷ đấu thầu?

Qua các công trình nghiên cứu trên đây có thể thấy những đề tài đã nghiên cứu tập trung chủ yếu về thực trạng và chỉ ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng tổ chức đấu thầu đối với các gói thầu do đơn vị mình thực hiện. Một số đề tài khác nghiên cứu việc tăng cường khả năng cạnh tranh, khả năng trúng thầu tại đơn vị khi tham gia đấu thầu với vai trò là nhà thầu hay đưa ra thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu tại đơn vị mình. Tuy nhiên, chưa có hoặc có rất ít đề tài nghiên cứu sâu về giải quyết xung đột pháp luật đấu thầu tại Việt Nam trong quá trình thực hiện các hiệp định vay quốc tế.

3. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan tới lý luận và thực tiễn vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về đấu thầu ở Việt Nam trong quá trình thực hiện các Hiệp định vay quốc tế. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam và đánh giá, so sánh các quy định về vấn đề này của pháp luật Việt Nam và quy định của một số quốc gia, tổ chức quốc tế, tác giả đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống đấu thầu quốc tế tại Việt Nam qua đó khắc phục những xung đột pháp luật trong quá trình thực hiện các hiệp định vay quốc tế.

4. Nhiệm vụ – phƣơng pháp nghiên cứu

a) Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quy định và giải quyết xung đột pháp luật về đấu thầu của Việt Nam so với các các quy định tại các Hiệp định quốc tế và tổ chức cho vay quốc tế, đề tài đưa ra một cách khái quát nhất về lý luận và thực tiễn để làm rõ những điểm hợp lý và bất hợp lý, những thiếu sót, bất cập của pháp luật đấu thầu hiện hành ở Việt Nam. Kết hợp với việc tổng hợp kinh nghiệm thực tế, đề tài đưa ra những kiến nghị và giải pháp khắc phục vấn đề xung đột pháp luật đấu thầu quốc tế
và hoàn thiện pháp luật đấu thầu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.

b) Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này là phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh, phương pháp case study, phương pháp nghiên cứu liên đa ngành và các phương pháp nghiên cứu xã hội khác. Các phương pháp này được tiến hành với sự vận dụng triệt để phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Với kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài đã góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như cung cấp các luận cứ khoa học về vấn đề Giải quyết xung đột pháp luật về đấu thầu tại Việt Nam trong quá trình thực hiện các hiệp định vay