Một vài công trình kiến trúc thời Pháp con tồn tại ở Việt Nam hiện nay tại Hà Nội, TP HCM:
Ở Hà Nội:
+ Tòa Án nhân dân tối cao: Một công trình gây ấn tượng ở ti lệ hài hòa giữa kiến trúc cổ điểm Châu Âu và vẻ quý phái, sang trọng.
+ Phủ Chủ Tịch: Phủ Toàn Quyền (nay là Phủ Chủ tịch) xây dựng năm 1902. Công trình mang phong cách cổ điển Châu Âu do Kiến trúc sư Vildieu thiết kế, xây dựng mất hơn 5 năm.
+ Nhà thờ lớn Hà Nội: Nguyên thủy, nhà thờ này có tên là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph) do vào năm 1678, Giáo hoàng Innocentius XI tôn phong Thánh Joseph (cha nuôi của Chúa Jesus) làm Thánh Bảo trợ nước Việt Nam và các nước lân cận.
+ Ga Hà Nội
+ Chợ Đồng Xuân
+Cầu Long Biên
Ở TP. Hồ Chí Minh:
+Nhà hát Lớn: Nhà hát lớn TP HCM tọa lạc trên đường Ðồng Khởi, bên cạnh là hai khách sạn lớn Caravelle và Continental. Đây là mộ trong những nhà hát đầu tiên và lâu đời nhất ở Việt Nam. Công trình do người
Pháp xây dựng hoàn tất vào ngày 17/1/1900 và được xem như một địa điểm du lịch của thành phố.
+Nhà thờ Đức Bà: Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tên đầy đủ là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, là nhà thờ lớn nhất và đặc sắc nhất tại Sài Gòn, với 2 tháp chuông cao 60 mét, tọa lạc tại trung tâm thành phố (Số 1 Công trường Công xã Paris, Quận 1).
+ Bưu điện trung tâm thành phố Bưu điện trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là tòa nhà được người Pháp xây dựng trong khoảng thời gian từ 1886 – 1981, có phong cách kiến trúc Gothique độc đáo, có nhiều đặc trưng của phong cách kiến trúc châu Âu và châu Á quyện vào nhau theo đồ án thiết kế của Kiến trúc sư Villedieu và phụ tá Foulhoux
+ Trụ sở UBND TP HCM Trụ sở UBND TP HCM nằm trên một khu đất rộng giới hạn bởi đường Pasteur (phía tây), Lý Tự Trọng (phía bắc), Đồng Khởi (phía đông) và Lê Thánh Tôn (phía nam). Thời Pháp thuộc, nơi đây có các tên gọi là dinh Xã Tây, dinh Đốc Lý, là trụ sở làm việc của Hội đồng thành phố. Về sau được đổi tên là Tòa thị sảnh. Giai đoạn từ năm 1954 – 1975, gọi là Tòa đô chính Sài Gòn. Sau 30/4/1975 cho đến nay là trụ sở của UBND TP.HCM.